Cùng tìm hiểu thông tin về nghề quay phim - một trong những nghề thầm lặng của những tác phẩm phim, video ca nhạc, phim quảng cáo...
Tổng quan về nghề quay phim
Những người quay phim thường được gọi bằng từ chuyên ngành là cameraman. Đây là công việc ghi lại những sự việc, hình ảnh bằng các máy quay chuyên nghiệp. Thông thường, họ sẽ phối hợp với các biên kịch, biên tập để tìm hiểu câu chuyện và phối hợp với các diễn viên, nhà sản xuất, và cả những video edtior để tạo ra những thước phim nhằm mục đích truyền thải thông tin, thông điệp đến người xem.
Các cameraman thường có 2 hướng đi chính: Một là làm tự do, hai là làm cho các công ty truyền thông và đài truyền hình. Đối với những người mới bắt đầu, họ thường làm việc tự do để có kinh nghiệm trước khi xin vào các công ty truyền thông.
Sự sáng tạo và tính thẩm mỹ là những nguyên tắc cơ bản và hàng đầu để trở thành một cameraman. Đối với mỗi thể loại video, các cameraman cũng cần có các kiến thức chuyên môn về cách quay và cách sáng tạo khác nhau.
Trách nhiệm chính của một cameraman
Dưới đây là danh sách không đầy đủ các việc mà một cameraman phải hoàn thành:
- Sử dụng tốt các thiết bị ghi hình để ghi lại thông tin hình ảnh được giao theo yêu cầu:
- Có khả năng vận hành tốt các thiết bị ghi hình để ghi lại những cảnh quay được yêu cầu
- Lựa chọn ống kính, góc máy để có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của đạo diễn, nhà sản xuất
- Nhận thông tin về kịch bản, nội dung được đưa trước:
- Xác định bố cục, hình ảnh cho các cảnh quay. Sáng tạo góc quay, kĩ thuật quay theo yêu cầu của kịch bản.
- Tính toán các phương án phòng tránh rủi ro ảnh hưởng đến công việc ghi hình:
- Tiến hành quan sát cũng như noi cần thiết để bố trí máy quay và ánh sáng
- Xác định vị trí nào có thể cho ra những góc máy đẹp nhất.
- Điều chỉnh kĩ thuật, lấy nét đúng yêu cầu.
- Đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của từng cảnh quay:
- Đảm bảo quay và lưu trữ đầy đủ các cảnh quay của dự án
- Hạn chế các cảnh quay thừa cũng như kiểm tra các cảnh quay thiếu đủ trước khi rời khỏi phim trường.
- Phối hợp với các đồng nghiệp hoàn thành sản phẩm.
- Không ngừng trao dồi các kĩ thuật quay cũng như công cụ hỗ trợ mới.
Nhiệm vụ hằng ngày của một cameraman
- Quay phim theo yêu cầu và kịch bản có trước.
- Nghiên cứu, học hỏi các kĩ thuật quay mới, cách sử dụng các công cụ hỗ trợ khác.
- Kiểm tra, bảo trì các thiết bị quay phim và các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng khác.
- Đọc hiểu các kịch bản được giao.
Kỹ năng và trình độ yêu cầu
- Kỹ năng giao tiếp tốt:
- Có khả năng giao tiếp rõ ràng bằng lời nói để phối hợp với các bộ phận khác tại trường quay.
- Có khả năng diễn đạt các ý tưởng thành lời nói và truyền đạt cho mọi người,
- Có kĩ năng tổ chức và quản lý thời gian tuyệt vời
- Có thể đa nhiệm dưới cường độ độ việc cao.
- Biết quản lý thời gian hiệu quả.
- Luôn chủ động trong việc và đúng thời gian.
- Có tinh thần trách nhiệm cao.
- Tự động viên và có thể làm việc độc lập.
- Có thể chất và sức khỏe tốt
- Kĩ năng tiếp cận cộng nghệ cao và học hỏi tốt
- Có thể sử dụng nhiều loại máy quay và trang thiết bị phổ biến.
- Am hiểu về các thiết lập máy quay và có thể khắc phục các lỗi sự cố máy quay.
- Có kiến thức về quay phim, dựng phim và cả đạo diễn.
- Có kĩ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.
Yêu cầu về giáo dục ở ngành nghề nay cũng không đòi hỏi quá cao. Hầu hết các cameraman hiện nay được tuyển dụng đều được xem xét qua kinh nghiệm làm việc và sản phẩm thực tế hơn. Thời gian làm việc của các cameraman sẽ tùy thuộc và các định hướng của họ.
Tuy nhiên, lợi thế khi có bằng đào tạo chuyên ngành ở ngành nghề này sẽ là một ưu thế cho những người mới vào nghề có thể kiếm được những hợp đồng đầu tiên. Hoặc đây cũng là những lợi thế cạnh tranh giữa các ứng viên với nhau.
Các cameraman ngày nay thường có 2 hướng là: trở thành người làm việc tự do và làm việc tại một công ty nào đó. Những người làm việc từ do thường sẽ đòi hỏi có khả năng làm việc dưới áp lực cao nhiều hơn. Bên cạnh đó, kĩ năng dựng phim cũng phải thật tốt. Họ thường đảm nhiệm tất cả các khâu trong một quá trình hình thành sản phẩm. Tuy nhiên, thu nhập của họ dựa vào các hợp đồng ngắn hạn. Họ sẽ có lúc nhận nhiều hợp đồng cùng lúc và cũng có lúc một thời gian dài chẳng có hợp đồng nào.
Ngoài ra, khi làm việc tự do, họ cần phải đầu tư một số tiền khá lớn cho các thiết bị, công cụ “hành nghề” của mình. Hợp đòng họ được nhận sẽ thông qua mối liên hệ sẵn có hoặc danh tiếng trong nghề.
Hướng thứ 2 là Cameraman làm việc ở các công ty truyền thông, báo chí hoặc các hãng phim. Tại đây, họ sẽ tập trung vào một dự án duy nhất mà phòng ban của mình được giao. Họ buộc phải biết cách tương tác giữa những người hỗ trợ và cả đạo diễn để đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra một cách tốt nhất, hoàn thiện nhất.
Mặc dù theo hướng nào đi nữa, các cameraman phải luôn không ngừng học hỏi. Tìm tòi những sáng tạo mới để nâng cao tay nghề của mình.
Tổng hợp
Đăng nhận xét