Articles by "Sinh vật học"

(1) 1001 bí ẩn 3d 3d text 5g 6 80 9 a4 size abstract advert After Effects agency alphabet analysis and Ảnh Chân Dung Ảnh Sản Phẩm Animated text annual artificial artistic as attention award background Backrop badge bag Banner Báo giá beautiful big data billboard black blackjack blank blue blur board bonus bright broadcast brochure brushed buildings bulbs bullion burst business business card button buttoned canvas car card cards Cars cartoon cash cash back casino ceremony chinese chip chips City cloud coin coins collection colors comedy commerce communication company composition computing concept concepts cong nghe congratulation connected connection connectivity contact copyspace coronavirus cover Công nghệ mới creative crowd cutting cyber cyborg Danh Thiếp dark data day decorative Demo design desktop details devices diamond dice Dịch Vụ different digital diseno dollar dorado Du lịch Đại dương học Đàm Vĩnh Hưng e earth editable efecto effect elegant elegantes element elements Entertainment Epic esport estilo everything exotic explosion face mask face masks falling family Fashion fast fighting Filegolden floating flyer flying Focus foil fond font Foods formes four frame framed from full future futuristic Gallery gambling game geometriques girl glass global glowing gold golden gradient grand Graphic Design gray green guarantee hand hexagons Hip hop Hoài Linh hotel house Hướng dẫn icon icons illustrated illustration Impulse in income independence infinite infographic information ingot intelligence internet Intro Intro logo invitation iot iphone isolated isometric items jackpot Khám phá khoa học Khảo cổ học Khoa học máy tính Khoa học vũ trụ Kids Kiều Minh Tuấn king label badge labels lamp landing large las latajacymi layers leaflet leather letter lettering letters Lệ Quyên light lighting lights line lines Logo logotype lots lower lower thirds luxury machine magician map market marketing marquee mascot media metal minimalist mobile Mockup modern monetami money money back Motion Design Movies Music Nature navigation neon network News Ngô Thanh Vân Nguyễn Phú Nhạc quê hương Nhạc Remix Nhạc trẻ Nhạc trữ tình night normal notebook nuevo numbers off sale on online Opener opening oriental outline pack page pajaro paper parody party pattern People person phan-mem Phát minh khoa học Phần mềm hữu ích Phim hài Phone Photo PHOTO / VIDEO Phương Thanh physical pile plate playing pocker podium point poker poster Premiere premium Print Design prize profits protected protection PSD pure Quang Lê racer rain realistes realistic rectangle red reflection reminders restaurant Retro ribbon robot roulette round royal scene scissors screen security Server set Share shield shiny shopping show silver simple Sinh vật học slideshow slot slots smart smart city smartphone social Sound fx sparkling splash Sports spotlight stack stacked stage Standee star steps style subscribe summer surprised symbol symbols Tách Nền Technology Templates text Text effect Text Presets texto texture Thiên Địa Studio Thiệp mời sự kiện Thiệp sinh nhật thin things third Thu trang Thu-thuat Thư Viện timeline Tin hot title Titles Titles Premiere tlo tokens Top hay nhất Top hot topics transitions transparent Travel Trấn Thành triangle Tuấn Hưng ultra Update upholstery us v Văn Mai Hương Vector vegas Video vietnam views vip virus wall wallet wallpaper wearing Web Design wedding welcome white winners winning wirefr with wonderful wooden x Y học - Sức khỏe Youtube z zlotymi
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sinh vật học. Hiển thị tất cả bài đăng

 Theo The Guardian, các nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) mới đây đã phát hiện ra 2 loại nấm ký sinh mới là Strongwellsea tigrinae và Strongwellsea acerosa, vốn có đặc tính bám vào vật chủ là hai loài ruồi Coenosia tigrina và Coenosia testacea.

Nếu như các loài nấm ký sinh khác chỉ mọc bào tử khi vật chủ chết, 2 loại nấm này lại có cơ chế hoạt động khác biệt và cực kỳ đáng sợ. Cụ thể, vật chủ sau khi bị nhiễm nấm vẫn có thể sống thêm nhiều ngày, thậm chí tương tác như bình thường với các con ruồi khác.

"Chúng tôi nghi ngờ rằng những loại nấm này có thể sản sinh ra các chất giống như amphetamine, giúp giữ cho mức năng lượng của ruồi luôn ở mức cao nhất cho đến khi bị ăn hết mô trong cơ thể", giáo sư Jorgen Eilenberg của khoa Khoa học thực vật và Môi trường tại Đại học Copenhagen, cho biết.

Một con ruồi bị nhiễm nấm Strongwellsea tigrinae.
Một con ruồi bị nhiễm nấm Strongwellsea tigrinae. Bào tử được thải ra ngoài qua một lỗ trên bụng. (Ảnh: Khoa Khoa học / Đại học Copenhagen).

Tuy nhiên trên thực tế, 2 loài nấm này sẽ "ăn thịt" dần vật chủ từ bên trong, bắt đầu từ bộ phận sinh dục, mỡ, cơ quan sinh sản, mô cơ thể. Cuối cùng, nó sẽ đục thủng bụng của con mồi, với mục đích phát tán (và lây nhiễm) hàng ngàn bào tử nấm vào không khí, sang những con ruồi khác khi chúng tương tác với nhau.

Theo nhóm nghiên cứu, bản thân các bào từ nấm này cũng có hình dạng thon dẹp giống như những quả ngư lôi, nhằm tăng tốc di chuyển trong không khí. Nếu chúng đáp xuống một con ruồi khác, chúng sẽ bám vào lớp biểu bì và sau đó chui vào bụng con mồi mới, nơi chúng bắt đầu sinh sôi. Sau khoảng vài ngày nhiễm nấm và bị "nuốt chửng" từ bên trong, con ruồi sẽ nằm ngửa, co giật suốt vài giờ trước khi chết.

Bào tử của nấm ký sinh Strongwellsea acerosa
Bào tử của nấm ký sinh Strongwellsea acerosa. Vật chủ bị nhiễm bệnh tiếp tục hoạt động trong nhiều ngày. (Ảnh: Khoa Khoa học / Đại học Copenhagen)

Theo nghiên cứu bởi Đại học Copenhagen và Bảo tàng Lịch sử quốc gia Đan Mạch, phương thức lây lan bằng cách để vật chủ tồn tại theo kiểu ‘xác sống’ nhằm phát tán bào tử được gọi là lây nhiễm vật chủ chủ động (AHT). Đây là cách lây nhiễm hiệu quả để tiếp cận các vật chủ khỏe mạnh khác.

Các nhà khoa học cho rằng loài nấm trên có thể sản sinh ra chất kích thích khiến vật chủ trở thành những "xác sống", với mô cơ thể vẫn tươi giúp chúng sống tiếp vài ngày sau khi nhiễm và chỉ chết sau khi bị ăn hết mô trong bụng.

Hiện tại, loài nấm này dường như chỉ nhiễm trên một tỷ lệ nhỏ ruồi khỏe mạnh, khoảng 3-5%. Do vật chủ tiếp tục sống bình thường trong vài ngày nên rất khó xác định con ruồi nào bị nhiễm. Đây là lý do chính vì sao chúng ta chưa có nhiều nghiên cứu về cơ chế AHT. Cơ chế lây nhiễm này trước đó chỉ được phát hiện ở 2 loài nấm lây nhiễm cho ve sầu theo cách tương tự.

Cập nhật: 21/12/2020 Theo Pháp luật và bạn đọc

 Ong màu xanh da trời xuất hiện khiến nhiều cư dân Australia bị sốc.

Ong thường được biết đến với thân hình màu đen vàng. Tuy nhiên gần đây một loài ong có màu xanh da trời cực bắt mắt xuất hiện ở Australia khiến nhiều người bị sốc.

Những con ong có sọc màu xanh da trời xuất hiện ở nhiều khu vực.  Mặc dù có đốt trên lưng nhưng những con ong màu xanh da trời không phải là một loài ong hung dữ. Chúng bị thu hút bởi một số loài thực vật bản địa ở Australia như hoa cà chua.

Ong màu xanh da trời

Loài ong này không sản xuất mật ong nhưng vẫn giúp ích cho quá trình thụ phấn cho hoa
Loài ong này không sản xuất mật ong nhưng vẫn giúp ích cho quá trình thụ phấn cho hoa.

Loài côn trùng có màu sắc khác lạ này còn được gọi với tên khoa học là Amegilla cingulate, sống đơn độc. Những con cái sống trong hang, trong đá sa thạch hoặc đất mềm, không giống như các loài xã hội như ong mật, sống thành từng đàn lớn.

Loài ong này không sản xuất mật ong nhưng vẫn giúp ích cho quá trình thụ phấn cho hoa nhờ đến việc thực hiện một kiểu thụ phấn đặc biệt gọi là "thụ phấn buzz".

Hành động thụ phấn cho phép chúng lấy phấn hoa từ những bông hoa đặc biệt khó khăn. Những con ong màu xanh da trời sẽ bán lấy bông hoa và rung khiến phấn hoa bay ra ngoài và dính lên chúng.

Con cái tự xây tổ trong bùn mềm hoặc gạch sa thạch. Con đực có năm dải màu xung quanh cơ thể trong khi con cái có bốn dải. Ong xanh có thể dài tới 11mm và thường sống trong khoảng 40 ngày. Chúng có vẻ di chuyển nhanh hơn các loài ong khác.

Chúng chỉ có một phạm vi kiếm ăn hạn chế khoảng 300 mét  từ tổ của chúng, và con cái thực hiện ít nhất chín chuyến bay kiếm ăn mỗi ngày.

Hình ảnh ong màu xanh da trời do nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Nick Volpe chụp lại và chia sẻ trên mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền trên Facebook. Nhiều người Australia thừa nhận họ thậm chí chưa bao giờ nghe nói về loài ong này.

"Chưa bao giờ nhìn thấy một con ong xanh hoặc nghe đến sự tồn tại của chúng. Thật đẹp"'Thật đáng kinh ngạc! Tôi chưa bao giờ nhìn thấy hay nghe nói về bất cứ điều gì như vậy", cư dân mạng bình luận.

Trong khi đó, có một số người khác cho biết đã may mắn trông thấy những con ong xanh bay quanh khu vườn.

Cập nhật: 24/12/2020 Theo infonet

 Ảnh hưởng của thảm họa hạt nhân năm 1986 vẫn có thể được tìm thấy trong các khu vực lân cận. Cụ thể là các loại cây trồng gần khu vực Chernobyl ở Ukraine vẫn bị nhiễm phóng xạ.

Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch và lúa mạch trồng ở khu vực này có chứa hai đồng vị phóng xạ - strontium 90 và cesium 137 - vượt quá giới hạn tiêu thụ an toàn.

Cây trồng gần khu vực Chernobyl ở Ukraine vẫn bị nhiễm phóng xạ.
Cây trồng gần khu vực Chernobyl ở Ukraine vẫn bị nhiễm phóng xạ.

David Santillo, một nhà khoa học pháp y về môi trường tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Greenpeace tại Đại học Exeter, cho biết: "Những phát hiện của chúng tôi chỉ ra sự ô nhiễm vẫn đang diễn ra trong khi Chính phủ đã đình chỉ chương trình giám sát hàng hóa phóng xạ vào năm 2013".

Santillo và các đồng nghiệp đã phối hợp với các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu phóng xạ Xạ Nông nghiệp Ukraine, phân tích 116 mẫu ngũ cốc, được thu thập từ năm 2011 đến năm 2019, từ Ivankiv của Ukraine cách khoảng 50km về phía nam của nhà máy hạt nhân.

Khu vực này nằm ngoài "khu vực loại trừ" của Chernobyl, bán kính 48km xung quanh nhà máy đã được sơ tán vào năm 1986 và vẫn chưa có người ở.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các đồng vị phóng xạ, chủ yếu là strontium 90, ở trên mức tiêu thụ an toàn trong 48% mẫu. Họ cũng phát hiện ra rằng các mẫu gỗ được thu thập từ cùng một khu vực từ năm 2015 đến năm 2019, có mức strontium 90 trên mức giới hạn an toàn cho củi.

Không chỉ thế, các nhà khoa học còn tin rằng bức xạ còn tồn tại trong gỗ, đặc biệt, có thể là lý do khiến cây trồng tiếp tục bị ô nhiễm, gần 35 năm sau thảm họa. Khi phân tích tro gỗ từ các lò đốt củi họ phát hiện ra hàm lượng strontium 90 cao gấp 25 lần giới hạn an toàn.

Người dân địa phương sử dụng tro này, cũng như tro từ nhà máy nhiệt điện địa phương để bón cho cây trồng của họ và chúng tiếp tục luân chuyển bức xạ qua đất. Tuy nhiên, các mô phỏng trên máy tính cho thấy có thể trồng cây trong vùng ở mức "an toàn" nếu quá trình ô nhiễm lặp đi lặp lại này chấm dứt.

Các nhà nghiên cứu hiện đang kêu gọi chính phủ Ukraine khôi phục chương trình giám sát và tạo ra một hệ thống xử lý tro phóng xạ đúng cách.

"Sự ô nhiễm của ngũ cốc và gỗ được trồng ở Ivankiv vẫn là mối quan tâm lớn và cần được điều tra khẩn cấp hơn nữa", Valery Kashparov, Giám đốc Viện nghiên cứu phóng xạ Nông nghiệp Ukraine, cho biết.

Cập nhật: 22/12/2020 Theo Dân Trí

Author Name

sdasdasdasdsa

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.