Articles by "Khoa học vũ trụ"

(1) 1001 bí ẩn 3d 3d text 5g 6 80 9 a4 size abstract advert After Effects agency alphabet analysis and Ảnh Chân Dung Ảnh Sản Phẩm Animated text annual artificial artistic as attention award background Backrop badge bag Banner Báo giá beautiful big data billboard black blackjack blank blue blur board bonus bright broadcast brochure brushed buildings bulbs bullion burst business business card button buttoned canvas car card cards Cars cartoon cash cash back casino ceremony chinese chip chips City cloud coin coins collection colors comedy commerce communication company composition computing concept concepts cong nghe congratulation connected connection connectivity contact copyspace coronavirus cover Công nghệ mới creative crowd cutting cyber cyborg Danh Thiếp dark data day decorative Demo design desktop details devices diamond dice Dịch Vụ different digital diseno dollar dorado Du lịch Đại dương học Đàm Vĩnh Hưng e earth editable efecto effect elegant elegantes element elements Entertainment Epic esport estilo everything exotic explosion face mask face masks falling family Fashion fast fighting Filegolden floating flyer flying Focus foil fond font Foods formes four frame framed from full future futuristic Gallery gambling game geometriques girl glass global glowing gold golden gradient grand Graphic Design gray green guarantee hand hexagons Hip hop Hoài Linh hotel house Hướng dẫn icon icons illustrated illustration Impulse in income independence infinite infographic information ingot intelligence internet Intro Intro logo invitation iot iphone isolated isometric items jackpot Khám phá khoa học Khảo cổ học Khoa học máy tính Khoa học vũ trụ Kids Kiều Minh Tuấn king label badge labels lamp landing large las latajacymi layers leaflet leather letter lettering letters Lệ Quyên light lighting lights line lines Logo logotype lots lower lower thirds luxury machine magician map market marketing marquee mascot media metal minimalist mobile Mockup modern monetami money money back Motion Design Movies Music Nature navigation neon network News Ngô Thanh Vân Nguyễn Phú Nhạc quê hương Nhạc Remix Nhạc trẻ Nhạc trữ tình night normal notebook nuevo numbers off sale on online Opener opening oriental outline pack page pajaro paper parody party pattern People person phan-mem Phát minh khoa học Phần mềm hữu ích Phim hài Phone Photo PHOTO / VIDEO Phương Thanh physical pile plate playing pocker podium point poker poster Premiere premium Print Design prize profits protected protection PSD pure Quang Lê racer rain realistes realistic rectangle red reflection reminders restaurant Retro ribbon robot roulette round royal scene scissors screen security Server set Share shield shiny shopping show silver simple Sinh vật học slideshow slot slots smart smart city smartphone social Sound fx sparkling splash Sports spotlight stack stacked stage Standee star steps style subscribe summer surprised symbol symbols Tách Nền Technology Templates text Text effect Text Presets texto texture Thiên Địa Studio Thiệp mời sự kiện Thiệp sinh nhật thin things third Thu trang Thu-thuat Thư Viện timeline Tin hot title Titles Titles Premiere tlo tokens Top hay nhất Top hot topics transitions transparent Travel Trấn Thành triangle Tuấn Hưng ultra Update upholstery us v Văn Mai Hương Vector vegas Video vietnam views vip virus wall wallet wallpaper wearing Web Design wedding welcome white winners winning wirefr with wonderful wooden x Y học - Sức khỏe Youtube z zlotymi
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa học vũ trụ. Hiển thị tất cả bài đăng

 Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos sẽ bổ sung oxy cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nếu tình hình rò rỉ trở nên trầm trọng hơn.

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đang thất thoát oxy nhưng tình hình vẫn trong tầm kiểm soát, Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos thông báo hôm 19/12. Cơ quan này cũng đã sẵn sàng cung cấp oxy bổ sung cho trạm nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Trạm ISS đã hoạt động trên quỹ đạo 20 năm.
Trạm ISS đã hoạt động trên quỹ đạo 20 năm. (Ảnh: Paolo Nespoli/AP Photo).

Sự cố ảnh hưởng đến các khoang tàu của Nga trên trạm ISS, nhiều khả năng nguồn rò rỉ nằm ở lối vào module Zvezda. Tuy nhiên, các chuyên gia chưa tìm ra vị trí chính xác.

"Sự rò rỉ đã diễn ra một thời gian. Tốc độ rò rỉ rất chậm và chưa có vấn đề gì cả. Một trong những điểm rò rỉ đã được phát hiện và khắc phục một phần, nhưng vấn đề vẫn chưa giải quyết xong", Sergei Krikalev, giám đốc chương trình tại Roscosmos, cho biết. Áp lực tìm kiếm nguồn rò rỉ đang tăng lên khi trữ lượng oxy và áp suất không khí tiếp tục giảm.

Tháng 10, các phi hành gia tìm thấy vết hở dài 4,5cm trên trạm ISS nhờ túi trà và tiến hành vá lại. Sau đó, họ nhận ra còn một nguồn rò rỉ khác trong cùng khu vực. Tuy nhiên các phi hành gia không thể tìm thấy nguồn rò rỉ trong chuyến đi bộ ngoài không gian tháng 11. Họ đang cân nhắc biện pháp đóng khoang bị ảnh hưởng lại và sử dụng oxy dự trữ, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của trạm ISS.

Roscosmos khẳng định phi hành đoàn trên trạm ISS gồm 4 người Mỹ, hai người Nga và một người Nhật không gặp nguy hiểm. Dmitry Rogozin, lãnh đạo Roscosmos, đảm bảo trạm ISS có oxy dự trữ và chuyến tàu chở hàng vào tháng 2 năm sau sẽ mang oxy lên trạm,

"Trước hết, ISS có oxy dự trữ, có thể sử dụng nếu cần bổ sung oxy và nitơ trong trường hợp áp suất không khí giảm. Chúng tôi cũng sẽ phóng một tàu chở hàng lên trạm vào tháng 2, mang theo oxy bổ sung. Nếu cần thiết, chúng tôi có thể trao đổi với NASA và gửi một phần hàng hóa, bao gồm oxy, theo cùng chuyến hàng của Mỹ. Không có gì phải lo lắng. Mọi thứ vẫn ổn và nằm trong tầm kiểm soát", Rogozin nói.

Cập nhật: 24/12/2020 Theo VnExpress

 Mẫu vật Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) công bố hôm 24/12 lớn cỡ 1 cm và cứng như đá, không bị vỡ khi cầm hoặc đổ vào hộp chứa khác.

Mẫu đá tàu Hayabusa2 thu thập trong lần đổ bộ thứ hai.
Mẫu đá tàu Hayabusa2 thu thập trong lần đổ bộ thứ hai. (Ảnh: JAXA).

Tuần trước, JAXA cũng chia sẻ ảnh chụp các hạt sẫm màu nhỏ hơn tơi như cát do tàu vũ trụ Hayabusa2 thu thập và mang về từ tiểu hành tinh RyuguTàu Hayabusa2 lấy hai bộ mẫu vật vào năm ngoài từ hai địa điểm trên tiểu hành tinh Ryugu, cách Trái Đất hơn 300 triệu km. Tàu thả mẫu vật từ ngoài không gian xuống mục tiêu ở vùng hoang dã của Australia. Mẫu vật được chuyển về Nhật Bản hồi đầu tháng 12.

Các hạt dạng cát mà JAXA mô tả vào tuần trước đến từ lần hạ cánh đầu tiên của tàu vũ trụ vào tháng 4/2019. Những mảnh lớn hơn đến từ khoang chứa dành cho lần đổ bộ thứ hai vào tháng 7 năm ngoái, theo Tomohiro Usui, nhà khoa học vật liệu vũ trụ. Để thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu này, tàu Hayabusa2 bắn đạn để đất đá bên dưới bề mặt tiểu hành tinh lộ ra, giúp thu thập vật chất từ miệng hố, đồng thời đảm bảo mẫu vật không bị ảnh hưởng bởi bức xạ vũ trụ và nhiều yếu tố môi trường khác.

Usui cho biết khác biệt về kích thước chỉ ra đá nền trên tiểu hành tinh có độ cứng khác nhau. "Một khả năng là vị trí của lần hạ cánh thứ hai nằm ở chỗ đá nền cứng, các hạt lớn hơn vỡ ra và bắn vào khoang chứa", Usui nói.

JAXA đang tiếp tục kiểm tra mẫu vật tiểu hành tinh trước khi nghiên cứu toàn diện vào năm sau. Các nhà khoa học hy vọng mẫu vật sẽ cung cấp hiểu biết về nguồn gốc của hệ Mặt Trời và sự sống trên Trái Đất. Một phần mẫu vật sẽ được chia sẻ với NASA và nhiều cơ quan vũ trụ khác. Tàu Hayabusa2 đang thực hiện hành trình 11 năm tới tiểu hành tinh nhỏ ở xa hơn mang tên 1998KY26 để nghiên cứu cách đối phó thiên thạch bay về phía Trái đất.

Cập nhật: 26/12/2020 Theo VnExpress

 Kính viễn vọng Hubble của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ lập kỷ lục mới khi tìm ra GN-z11, thiên hà xa xôi nhất ở cách Trái đất 13,4 tỷ năm ánh sáng.

Theo International Business Times, do ánh sáng phát ra từ thiên hà cần hàng tỷ năm để đến Hubble, chiếc kính viễn vọng khổng lồ này đang "nhìn lại" thuở sơ khai của vũ trụ.

"Chúng tôi đã đạt một bước tiến lớn ngược dòng thời gian, vượt quá những gì chúng tôi mong đợi ở Hubble. Chúng tôi có thể quan sát GN-z11 khi vũ trụ mới chỉ ở 3% độ tuổi ngày nay", nhà nghiên cứu Pascal Oesch ở Đại học Yale, Mỹ, cho biết. Phát hiện được công bố trên tạp chí Vật lý Thiên văn.

Theo lý thuyết, vũ trụ ra đời sau vụ nổ Big Bang cách đây 13,8 tỷ năm ánh sáng, khoảng cách giữa GN-z11 và Trái đất cho thấy thiên hà này có thể được hình thành sau vụ nổ lớn chỉ khoảng 400 triệu năm.

Điều này đồng nghĩa GN-z11 có thể là một trong những thiên hà đầu tiên hình thành sau Big Bang.

Thiên hà GN-z11 ở cách Trái Đất 13,4 tỷ năm ánh sáng.
Thiên hà GN-z11 ở cách Trái đất 13,4 tỷ năm ánh sáng. (Ảnh: NASA).

Kỷ lục thiên hà xa nhất thay đổi nhiều lần trong năm qua. Đài thiên văn Keck ở Hawaii, Mỹ, tìm thấy thiên hà EGS-zs8-1 cách Trái đất 13,1 tỷ năm ánh sáng. EGS-zs8-1 giữ ngôi thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ cho đến khi các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ California (Caltech) có thể quan sát thiên hà EGS8p7 ở khoảng cách 13,2 tỷ năm ánh sáng. Với phát hiện mới, GN-z11 chính thức giữ kỷ lục là thiên hà xa nhất và lớn tuổi nhất vũ trụ.

Các nhà nghiên cứu sử dụng máy ảnh phạm vi rộng Wide Field Camera 3 của Hubble để xác định khoảng cách của GN-z11.

Để xác định được khoảng cách giữa GN-z11 và Trái đất, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm mức độ "dịch chuyển đỏ" của GN-z11. Dịch chuyển đỏ là hiện tượng vật lý trong đó ánh sáng phát ra từ các vật thể đang chuyển động ra càng xa người quan sát sẽ đỏ hơn.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng quan sát các dấu hiệu hóa học, được gọi là vạch phát xạ và tia cực tím để ước tính về khoảng cách tới GN-z11.

"Chúng tôi đã xem xét cụ thể tia cực tím vì đó là vùng phổ điện từ mà chúng tôi mong đợi để tìm ra các dấu hiệu hóa học dịch chuyển đỏ", giáo sư Đại học Tokyo Nobunari Kashikawa cho biết.

Để phân giải các phát xạ tia cực tím ở mức độ cao, nhóm nghiên cứu của ông Kashikawa phải dùng tới kính viễn vọng Keck I ở Hawaii có gắn MOSFIRE - một loại máy đo quang phổ tiên tiến trên mặt đất.

Khoảng cách của GN-z11 được cho là nằm sát mép trường quan sát của Hubble. Những thiên hà cùng tuổi hoặc lớn tuổi hơn chắc chắn sẽ do phiên bản kế nhiệm, kính viễn vọng không gian James Webb, phát hiện. "Nghiên cứu mới chỉ ra kính viễn vọng Webb chắc chắn sẽ tìm thấy nhiều thiên hà từ trẻ nhất đến lâu đời nhất", Illingworth nói.

Cập nhật: 25/12/2020 Theo VnExpress/VTC

 Tàu vũ trụ Solar Orbiter sẽ tận dụng lực hấp dẫn của sao Kim để điều chỉnh quỹ đạo và bay về phía mục tiêu chính là Mặt Trời.

Solar Orbiter, tàu vũ trụ do NASA và ESA hợp tác vận hành, sẵn sàng cho chuyến bay qua sát sao Kim đầu tiên. Thời điểm tiếp cận gần nhất là 19h39 ngày 27/12 theo giờ Hà Nội. Khi đó con tàu sẽ bay qua cách khí quyển sao Kim khoảng 7.500km. Trong những chuyến tiếp cận sau, con tàu sẽ đến gần hơn nhiều, chỉ khoảng vài trăm km.

Minh họa tàu Solar Orbiter bay tới sát sao Kim
Minh họa tàu Solar Orbiter bay tới sát sao Kim. (Ảnh: ESA/ATG medialab).

Solar Orbiter là tàu vũ trụ nghiên cứu Mặt trời. Nó cần thực hiện những chuyến bay qua sát sao Kim để tận dụng lực hấp dẫn của hành tinh này, tới gần Mặt Trời hơn và điều chỉnh quỹ đạo để quan sát mục tiêu ở nhiều góc khác nhau.

Trong chuyến tiếp cận ngày 27/12, một số dụng cụ khoa học của Solar Orbiter sẽ khởi động để ghi lại dữ liệu về môi trường xung quanh con tàu. Nó không thể chụp ảnh sao Kim vì camera phải hướng về Mặt trời. Khi chuẩn bị cho chuyến tiếp cận, các trạm mặt đất của ESA và các chuyên gia về động lực học bay sử dụng kỹ thuật Delta-DOR để xác định chính xác vị trí và đường bay của Solar Orbiter trong không gian.

Tàu vũ trụ Solar Orbiter phóng từ căn cứ không quân Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ, lúc 11h03 ngày 10/2. Đến ngày 17/12, con tàu ở vị trí cách Trái Đất 235 triệu km và cách sao Kim 10,5 triệu km. Tín hiệu từ Trái Đất truyền tới con tàu hoặc ngược lại sẽ cần khoảng 13 phút.

Cập nhật: 27/12/2020 Theo VnExpress

 Ngoài những thiên thạch mang hợp chất được hình thành từ hàng tỷ năm trước, tàu vũ trụ cũng từng rơi xuống Trái đất.

Thiên thạch ánh sáng xanh
Tại bờ biển phía nam Tasmania, Australia, các nhà nghiên cứu đã quay lại được đoạn video hiếm có về một thiên thạch ánh sáng xanh. Đoạn video này được tàu nghiên cứu Investigator, do cơ quan khoa học quốc gia Australia (CSIRO) điều khiển, quay lại khi quả cầu lửa lao qua bầu khí quyển của Trái đất. Thiên thạch ngay sau đó băng qua bầu trời và tan rã trên vùng biển Tasman. Những người tận mắt chứng kiến cho biết thiên thạch này tỏa ánh sáng màu xanh lục. (Ảnh: CSIRO).

Một tảng đá không gian 7 sắc cầu vồng
Một tảng đá không gian 7 sắc cầu vồng đã va chạm xuống khu vực Costa Rica vào năm 2019. Mảnh vỡ của chúng phân tán rải rác giữa các làng La Palmera và Aguas Zarcas. Theo một số nghiên cứu, thiên thạch này có thể chứa các nguyên tố hóa học hình thành nên sự sống. Thiên thạch 7 màu vốn tách ra từ một tiểu hành tinh, có nguồn gốc từ một tinh vân cổ đại. Theo LiveScience, tinh vân này đã tạo nên Hệ Mặt trời của chúng ta. Thiên thạch cầu vồng chứa các hợp chất carbon phức tạp, có khả năng bao gồm các amino acids. Những hợp chất này có thể kết hợp với nhau để tạo thành protein hay các phân tử như DNA. (Ảnh: Laurence Garvie).

Thiên thạch này chứa hàng nghìn hợp chất hữu cơ có niên đại hàng tỷ năm.
Tháng 1/2018, một thiên thạch đã vỡ vụn trên bầu trời khu vực Hamburg, Michigan và rơi xuống hồ nước đóng băng. Sau khi được phân tích vào năm 2020, các nhà khoa học cho biết thiên thạch này chứa hàng nghìn hợp chất hữu cơ có niên đại hàng tỷ năm. Những hợp chất này vốn xuất hiện từ những ngày đầu tiên của Hệ Mặt trời. (Ảnh: Larry Atkin).

Thiên thạch rơi trong thời kỳ Trái đất trẻ có thể mang các phân tử tương tự.
Phát hiện này đồng nghĩa các thiên thạch rơi trong thời kỳ Trái đất trẻ có thể mang các phân tử tương tự. Nhóm nghiên cứu cho biết vào thời điểm đó, các hợp chất hữu cơ từ thiên thạch có thể được tích hợp vào các vi sinh vật nguyên thủy. Việc nghiên cứu thiên thạch rơi tại Michigan sẽ cho con người có được cái nhìn khái quát về sự sống sơ khai trên hành tinh. (Ảnh: Veronica Meadow).

Những quả cầu thủy tinh được hình thành từ đất nung, sắt nung
Ngôi làng tiền sử Abu Hureyra ở miền bắc Syria là nơi sinh sống của những người nông dân đầu tiên được biết đến trên Trái đất. Tuy nhiên, một sự kiện đã phá hủy toàn bộ thị trấn, để lại đó các tàn tích phủ carbon. Trong đống đổ nát, thiết bị khai quật đã tìm thấy những quả cầu thủy tinh được hình thành từ đất nung, sắt nung, lưu huỳnh nóng chảy và kim cương nano. Sau quá trình phân tích, các nhà khoa học cho biết những vật liệu này được hình thành ở nhiệt độ khoảng 2.000 độ C. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng các mảnh vỡ từ một sao chổi phát nổ trên ngôi làng đã giải phóng một làn sóng nhiệt dữ dội, thiêu đốt ngôi làng và lớp đất bên dưới. (Ảnh: Nature).

Tiểu hành tinh đâm vào Trái đất cách đây 65 triệu năm đã xóa sổ hoàn toàn loài khủng long
Theo các nhà khoa học, với góc va chạm khoảng 60 độ so với đường chân trời, tiểu hành tinh đâm vào Trái đất cách đây 65 triệu năm đã xóa sổ hoàn toàn loài khủng long. Quỹ đạo này khiến tiểu hành tinh phun ra lượng lưu huỳnh và carbon dioxide lớn gấp 3 lần vào khí quyền. Khí thoát ra từ vụ va chạm gây ra tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và giết chết 75% sự sống trên Trái đất, bao gồm tất cả các loài khủng long không phải chim. (Ảnh: Daily Mail).

Cập nhật: 28/12/2020 Theo Zing

Author Name

sdasdasdasdsa

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.