Articles by "Khoa học máy tính"

(1) 1001 bí ẩn 3d 3d text 5g 6 80 9 a4 size abstract advert After Effects agency alphabet analysis and Ảnh Chân Dung Ảnh Sản Phẩm Animated text annual artificial artistic as attention award background Backrop badge bag Banner Báo giá beautiful big data billboard black blackjack blank blue blur board bonus bright broadcast brochure brushed buildings bulbs bullion burst business business card button buttoned canvas car card cards Cars cartoon cash cash back casino ceremony chinese chip chips City cloud coin coins collection colors comedy commerce communication company composition computing concept concepts cong nghe congratulation connected connection connectivity contact copyspace coronavirus cover Công nghệ mới creative crowd cutting cyber cyborg Danh Thiếp dark data day decorative Demo design desktop details devices diamond dice Dịch Vụ different digital diseno dollar dorado Du lịch Đại dương học Đàm Vĩnh Hưng e earth editable efecto effect elegant elegantes element elements Entertainment Epic esport estilo everything exotic explosion face mask face masks falling family Fashion fast fighting Filegolden floating flyer flying Focus foil fond font Foods formes four frame framed from full future futuristic Gallery gambling game geometriques girl glass global glowing gold golden gradient grand Graphic Design gray green guarantee hand hexagons Hip hop Hoài Linh hotel house Hướng dẫn icon icons illustrated illustration Impulse in income independence infinite infographic information ingot intelligence internet Intro Intro logo invitation iot iphone isolated isometric items jackpot Khám phá khoa học Khảo cổ học Khoa học máy tính Khoa học vũ trụ Kids Kiều Minh Tuấn king label badge labels lamp landing large las latajacymi layers leaflet leather letter lettering letters Lệ Quyên light lighting lights line lines Logo logotype lots lower lower thirds luxury machine magician map market marketing marquee mascot media metal minimalist mobile Mockup modern monetami money money back Motion Design Movies Music Nature navigation neon network News Ngô Thanh Vân Nguyễn Phú Nhạc quê hương Nhạc Remix Nhạc trẻ Nhạc trữ tình night normal notebook nuevo numbers off sale on online Opener opening oriental outline pack page pajaro paper parody party pattern People person phan-mem Phát minh khoa học Phần mềm hữu ích Phim hài Phone Photo PHOTO / VIDEO Phương Thanh physical pile plate playing pocker podium point poker poster Premiere premium Print Design prize profits protected protection PSD pure Quang Lê racer rain realistes realistic rectangle red reflection reminders restaurant Retro ribbon robot roulette round royal scene scissors screen security Server set Share shield shiny shopping show silver simple Sinh vật học slideshow slot slots smart smart city smartphone social Sound fx sparkling splash Sports spotlight stack stacked stage Standee star steps style subscribe summer surprised symbol symbols Tách Nền Technology Templates text Text effect Text Presets texto texture Thiên Địa Studio Thiệp mời sự kiện Thiệp sinh nhật thin things third Thu trang Thu-thuat Thư Viện timeline Tin hot title Titles Titles Premiere tlo tokens Top hay nhất Top hot topics transitions transparent Travel Trấn Thành triangle Tuấn Hưng ultra Update upholstery us v Văn Mai Hương Vector vegas Video vietnam views vip virus wall wallet wallpaper wearing Web Design wedding welcome white winners winning wirefr with wonderful wooden x Y học - Sức khỏe Youtube z zlotymi
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa học máy tính. Hiển thị tất cả bài đăng

 Theo nghiên cứu mới được công bố, một phần mềm độc hại có thể xâm nhập vào máy tính của các kỹ sư sinh học, bí mật tráo đổi một đoạn trong cấu trúc ADN của mẫu vật, cho phép tạo ra một đoạn mã mới. Hậu quả là một dạng độc tố, virus nguy hiểm sẽ được tạo ra trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Đài Sputnik (Nga) dẫn nguồn kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Nature Biotechnology đưa tin một nhóm các nhà nghiên cứu mạng thuộc Đại học Ben-Gurion của Israel (BGU) đã phát hiện ra một dạng mã độc có thể gây ra các vụ tấn công sinh học qua mạng "từ đầu đến cuối". Cụ thể, mã độc này có thể đánh lừa các nhà khoa học, vô tình tạo ra một loại độc tố hoặc virus trong phòng thí nghiệm.

Mã độc có thể đánh lừa các nhà khoa học tạo ra virus, độc tố.
Mã độc có thể đánh lừa các nhà khoa học tạo ra virus, độc tố. (Ảnh: Sputnik).

Nghiên cứu tin rằng mặc dù những tên tội phạm vẫn cần tiếp xúc vật lý với một chất nguy hiểm để sản xuất và phân phối độc tố, nhưng phần mềm độc hại có thể xâm nhập vào máy tính của kỹ sư sinh học và thay thế một chuỗi ngắn trong cấu trúc ADN ở đó. Trình tự được tạo ra một cách vô tình này có thể tạo ra một loại độc tố.

“Nhằm kiểm soát việc phát triển của các chủng virus, độc tố nguy hiểm, dù có chủ ý hoặc vô tình, đa số các nhà cung cấp gene tổng hợp luôn rà soát các lệnh đặt mua ADN, và đây là biện pháp hiệu quả nếu muốn ngăn chặn nguy cơ có thể dẫn đến những trường hợp trên”, Tiến sĩ Rami Puzis, Giám đốc Phòng thí nghiệm Phân tích hệ thống mạng phức tạp của BGU, nói.

Tuy nhiên, bên cạnh các quy trình an ninh đang được áp dụng, những kẻ khủng bố sinh học vẫn có thể mua ADN nguy hiểm từ các công ty không tuân thủ quy định sàng lọc cần thiết. Hơn nữa, nhiều hướng dẫn sàng lọc vẫn chưa được điều chỉnh phù hợp với những phát triển gần đây trong sinh học tổng hợp và chiến tranh mạng.

Theo các nhà nghiên cứu, mã độc được phát hiện trong một thí nghiệm nhằm tìm ra “nhược điểm” trong các điều khoản do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ quy định đối với những nhà cung cấp ADN.

Bằng cách sử dụng quy trình làm nhiễu loạn chung, những tên tội phạm có chủ đích có thể phá vỡ các quy trình sàng lọc, khiến phần mềm sàng lọc khó phát hiện ADN và dễ dàng tạo ra độc tố hơn.

“Sử dụng kỹ thuật này, các thí nghiệm của chúng tôi thấy rằng 16 trong số 50 mẫu ADN bị xáo trộn không được phát hiện khi được sàng lọc theo hướng dẫn 'phù hợp nhất’. Việc tự động hóa quy trình công nghệ gene tổng hợp, cùng với những vi phạm tiềm ẩn trong an ninh mạng, có thể mở đường cho phần mềm độc hại can thiệp vào máy tính trong phòng thí nghiệm để tráo đổi chuỗi ADN”, ông Puzis nói.

Viễn cảnh tấn công này cho thấy tầm quan trọng của nỗ lực bảo vệ chuỗi cung ứng ADN tổng hợp, nhằm ngăn chặn các mối đe dọa an ninh sinh học mạng. Để giải quyết những mối đe dọa này, các nhà khoa học đã đề xuất một thuật toán sàng lọc cải tiến có liên quan đến việc chỉnh sửa gene.

“Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ tạo tiền đề cho việc sàng lọc chuỗi ADN một cách triệt để, có khả năng chống chọi với những tên tội phạm mạng của đối phương”, trưởng nhóm nghiên cứu, ông Puzis nói.

Cập nhật: 02/12/2020 Theo Báo Tin Tức

 Chính sách mới của Google quy định trong 2 năm nếu người dùng không sử dụng ứng dụng Gmail, Drive hoặc Photo thì nội dung trong các sản phẩm không hoạt động có thể bị xóa.

Trong tháng 11, Google đã cập nhật chính sách sản phẩm Google Photos, Gmail và Google Drive (bao gồm Google Tài liệu, Trang tính, Trang trình bày, Bản vẽ, Biểu mẫu, Jamboard và Sites) cho các tài khoản không hoạt động hoặc vượt quá hạn mức. 

Trong chính sách mới của Google, mỗi tài khoản vẫn có 15Gb dung lượng lưu trữ miễn phí, dùng chung trên toàn Gmail, Drive và Photos. Tuy nhiên, công ty này sẽ ngừng cung cấp dung lượng lưu trữ hình ảnh chất lượng cao cho người dùng ứng dụng Photos kể từ ngày 1/6/2021. Thay vào đó, ảnh và video được sao lưu vào Google Photos sau ngày này sẽ được tính vào hạn mức dung lượng lưu trữ.

Động thái mới của Google được cho là để người dùng quản lý dữ liệu tốt hơn
Động thái mới của Google được cho là để người dùng quản lý dữ liệu tốt hơn.

Đồng thời, Google cũng thông báo nếu người dùng không sử dụng Gmail, Google Drive (bao gồm Google Tài liệu, Trang tính, Trang trình bày, Bản vẽ, Biểu mẫu hoặc Jamboard) hoặc Google Photos trong 2 năm thì nội dung của bạn trong (các) sản phẩm không hoạt động có thể bị xóa.

Không chỉ vậy, nếu dung lượng lưu trữ trong tài khoản Google vượt quá hạn mức lưu trữ thì người dùng sẽ không thể tải tệp hoặc hình ảnh mới lên Google Drive, không thể sao lưu ảnh và video vào Google Photos, khả năng gửi và nhận email trong Gmail cũng có thể bị ảnh hưởng. 

Google cũng thông báo nếu dung lượng lưu trữ của người dùng đã vượt quá hạn mức trong 2 năm trở lên và chưa giải phóng hoặc mua thêm dung lượng lưu trữ để quay về dưới hạn mức, thì đơn vị này có thể xóa tất cả nội dung của bạn khỏi Gmail, Drive và Photos. Tuy nhiên, trước khi xóa thì Google sẽ thông báo trước ít nhất 3 tháng và tạo cơ hội để người dùng mua thêm dung lượng bổ sung cho tài khoản để dữ liệu không bị xóa.

Động thái mới của Google được cho là để người dùng quản lý dữ liệu tốt hơn và xóa bỏ những dữ liệu không cần thiết trên tài khoản của mình.

Cập nhật: 04/12/2020 Theo vnreview

 Bằng một công nghệ khác với những gì Google công bố năm ngoái, nhóm nghiên cứu Trung Quốc đạt được thành tựu "ưu thế lượng tử".

Năm 2019, Google gây chấn động bằng thông báo: cỗ máy tính lượng tử của họ giải thành công một phép tính khó tới mức siêu máy tính phải mất 10.000 năm mới giải xong. Đạt được thành tựu này, thiết bị của Google đủ điều kiện đạt ưu thế lượng tử , tức là khi máy tính lượng tử làm được điều mà máy tính thông thường phải bó tay.

Thiết bị máy tính lượng tử Jiuzhang của Trung Quốc.
Thiết bị máy tính lượng tử Jiuzhang của Trung Quốc.

Hôm thứ Năm vừa rồi, một trong những nhóm nghiên cứu lượng tử hàng đầu Trung Quốc đăng tải một báo cáo khoa học lên tạp chí Nature và đưa ra tuyên bố tương tự: họ cũng đã đạt được ưu thế lượng tử. Hệ thống máy tính có tên Jiuzhang của họ chỉ cần vài phút để giải bài toán mà siêu máy tính mạnh thứ ba thế giới sẽ cần tới 2 tỷ năm để làm xong. Nếu đưa bài toán này cho siêu máy tính mạnh nhất Trái Đất, nó cũng sẽ cần 600 triệu năm để giải thành công thử thách khó.

Hai hệ thống từ hai ông lớn công nghệ có cách vận hành khác nhau. Google tạo mạch lượng tử bằng kim loại cực lại và siêu dẫn, trong khi đó nhóm nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đạt được ưu thế lượng tử bằng hạt photon.

Vẫn chưa có cỗ máy tính lượng tử nào đủ hiện đại để làm công việc có ích trong thực tế. Nhưng thành tựu mới của người Hoa cho thấy bằng hai cách thức khác nhau ở mức căn bản, khoa học vẫn có thể tạo ra công nghệ vượt mặt siêu máy tính. Ngành máy tính lượng tử vẫn còn đang trong giai đoạn trứng nước hồ hởi đón nhận tin mừng . Anh Lu Chaoyang, giáo sư vật lý tới từ Đại học Khoa học và Công nghệ và cũng là một trong những nhà nghiên cứu đóng góp công sức làm nên đột phá, gọi đây là “bước cần thiết” để tạo nên “máy tính lượng tử quy mô lớn không còn gặp lỗi nặng nề”.

Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.

Những năm trở lại đây, Google và những cái tên khác trong ngành máy tính lượng tử, như IBM, Microsoft, Amazon, Intel và nhiều startup lớn nữa, đều bỏ tiền tấn vào phát triển phần cứng máy tính lượng tử.

Sức mạnh máy tính lượng tử tới chủ yếu từ các qubit. Giống như các bit trong máy tính thông thường với khả năng biểu thị hai giá trị 0 hoặc 1, qubit có thể tận dụng yếu tố cơ học lượng tử để tồn tại trong trạng thái chồng, tức là có khả năng trở thành hoặc 0 hoặc 1. Với đủ lượng qubit và để chúng phối hợp hài hòa cùng nhau, sức mạnh tính toán của máy tính lượng tử có thể vượt mặt những siêu máy tính mạnh mẽ nhất.

Thế nhưng đó vẫn là tiềm năng. Các chuyên gia máy tính lượng tử chưa có cách kết hợp một lượng đủ lớn qubit để có được một hệ thống tính toán hiệu quả. Google và nhóm nghiên cứu tới từ Trung Quốc có thể tuyên bố ưu thế lượng tử bởi họ có thể gom một lượng qubit khá lớn vào một hệ thống.

Trọng tâm thử nghiệm của Google là con chip siêu dẫn có tên Sycamore với sức mạnh 54 qubit, được đặt vào môi trường lạnh gần với độ không tuyệt đối. Một qubit không “làm nên non”, nhưng sự trợ giúp từ 53 qubit còn lại đã giúp hệ thống giải được một bài toán ví dụ được chọn lựa cẩn thận. Ta chưa biết máy tính lượng tử sẽ cần bao nhiêu qubit để hiệu quả trong đời thực, các chuyên gia dự đoán con số sẽ nằm trong khoảng từ vài trăm tới vài triệu.

Chip lượng tử Sycamore của Google
Chip lượng tử Sycamore của Google.

Đội ngũ Trung Quốc cũng sử dụng một bài thử thống kê nhằm thử nghiệm khả năng hệ thống, nhưng cách thức vận chuyển dữ liệu lượng tử của cỗ máy Jiuzhang lại dựa trên photon di chuyển bên trong cáp quang. Việc đo đạc mỗi photon sau khi kết thúc chuyến hành trình qua đường cáp tương tự với việc chip của Google đọc giá trị một qubit; cả hai quá trình này đều cho ra kết quả.

Nhóm chuyên gia viết code để đưa vấn đề toán học mới được giải bằng máy tính lượng tử cho Thái Hồ Quang, cỗ siêu máy tính mạnh nhất Trung Quốc và hệ thống nhanh thứ ba thế giới, nhưng sức mạnh của máy tính lượng tử quá vượt trội. Theo tính toán, Thái Hồ Quang sẽ cần 2 tỷ năm để tính ra kết quả mà Jiuzhang tính xong trong hơn 3 phút.

Nhờ ủng hộ từ chính phủ Trung Quốc, nhóm nghiên cứu dẫn dắt bởi Pan Jianwei đã đạt được thành tựu lớn. Những thành công trong quá khứ của họ còn bao gồm khả năng mã hóa lượng tử ở khoảng cách xa nhất từng được ghi lại, sử dụng vệ tinh chuyên dùng trong liên lạc lượng tử để tiến hành một cuộc gọi video giữa Trung Quốc và Áo. Trên lý thuyết, mã hóa lượng tử là tuyệt đối an toàn.

Từ trái sang phải, Lu Chaoyang và Pan Jianwei, hai nhà khoa học về công nghệ lượng tử hàng đầu của Trung QuốcTừ trái sang phải, Lu Chaoyang và Pan Jianwei, hai nhà khoa học về công nghệ lượng tử hàng đầu của Trung Quốc.

Một khác biệt lớn nữa của Jiuzhang so với Sycamore: không dễ để tái lập trình hệ thống sử dụng photon cho những phép tính khác. Tuy vậy, Christian Weedrook, CEO và nhà sáng lập startup Xanadu, một doanh nghiệp nghiên cứu máy tính lượng tử photon khác, nhận định thành tựu vẫn rất đáng chú ý, bên cạnh đó có nhiều cách khác để vượt qua những trở ngại mà giới hạn công nghệ đặt ra.

Đây là mốc quan trọng trong tin học lượng tử photon, và nó có lợi cho tất cả chúng ta”, CEO Weedbrook nhận định.

Giáo sư Lu Chaoyang nói rằng ông và các cộng sự đang tiến hành lắp ráp một phiên bản tiên tiến và dễ chỉnh sửa hơn của Jiuzhang. Nhiều nhà nghiên cứu khác đã chứng minh được rằng quá trình thử nghiệm ưu thế lượng tử của nhóm chuyên gia Trung Quốc có thể được áp dụng trong nghiên cứu tính chất phân tử, hoặc là giải những biểu đồ toán học có liên quan tới giao thông và mạng xã hội.

Các nhà khoa học Trung Quốc chứng minh cho ta thấy tồn tại nhiều hơn một cách để đạt được ưu thế lượng tử, thế nhưng hành động giải toán để chứng minh sức mạnh vô hình trung lại mở ra nhiều câu hỏi hơn là đáp án. Liệu còn những cách thức tạo ra ưu thế lượng tử nào nữa? Liệu máy tính lượng tử có sớm đạt giới hạn? Liệu tương lai sẽ ra sao khi máy tính lượng tử trở nên đại trà?

Thời gian sẽ trả lời loạt câu hỏi khó.

Cập nhật: 06/12/2020 Theo Soha

 Liệu bạn đã biết hết ý nghĩa của các ký hiệu mạng như H, H+, E... trên điện thoại chưa?

Ý nghĩa các biểu tượng trên điện thoại

Lược dịch bài viết của tác giả Dan Price, trang Makeuseof về ý nghĩa của các ký hiệu mạng mobile. 

Do sử dụng mạng không dây là chủ yếu, tốc độ internet trên các thiết bị di động thường hay thay đổi thất thường, có lúc thì rất nhanh nhưng đôi khi lại "chậm như rùa bò". Tốc độ mạng mobile dễ bị nhiễu bởi các yếu tố bên ngoài như quy mô mạng lưới viễn thông, khu vực địa lý… Cụ thể, một số quốc gia có tiềm lực mạnh tài chính dồi dào điển hình là Trung Quốc và Mỹ thì chắc chắn sở hữu hạ tầng mạng viễn thông tiên tiến hơn những quốc gia khác hay các khu vực vùng sâu, vùng xa sẽ có chất lượng phủ sóng kém hơn các thành phố lớn. Ngay cả trong những thành phố hiện đại, mạng của nhiều hộ gia đình cũng có nhiều lúc chậm đi đáng kể. 

Chúng ta thường nhận biết độ phủ sóng internet trên thiết bị di động của mình thông qua các ký hiệu như E, 3G, H… trên góc phải hoặc góc trái tùy vào từng smartphone. Liệu bạn đã biết hết ý nghĩa cũng như tốc độ mạng tương ứng với các mã đó chưa? Nếu chưa, hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi. 

2G

Biểu tượng 2G

Mạng 2G được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1991, đây là công nghệ mạng di động viễn thông đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên tín hiệu kỹ thuật số (digital) thay vì là tín hiệu tương tự (analog) như hệ thống mạng không dây di động 1G trước đó. Do đó, công nghệ 2G mạng hiệu quả phổ tần vô tuyến cao hơn cho phép nhiều người dùng hơn trên mỗi dải tần. Chưa hết, nó còn cung cấp những dịch vụ dữ liệu như tin nhắn văn bản (SMS), tin nhắn hình ảnh và MMS (tin nhắn đa phương tiện). Tất cả các tin nhắn gửi trên 2G đều được mã hóa bằng tín hiệu kỹ thuật số. Thời điểm đó, SMS hay MMS trở nên cực kỳ phổ biến trên smartphone. Theo lý thuyết, mạng 2G có tốc độ tối đa là 50 Kbps và nó được sử dụng phần lớn tại các khu vực của Châu Âu và Bắc Mỹ. Hiện tại, 2G đã bị ngắt kết nối. 

G

Biểu tượng G

G là viết tắt của General Packet Radio Service (hoặc GPRS) hay còn được gọi là mạng 2,5G. Nó được sử dụng rộng rãi vào năm 2000 và được coi là bước đệm quan trọng cho quá trình phát triển mạng 3G. Tuy nhiên, hiện mạng 2,5G cũng đã trở thành công nghệ lạc hậu. Mặc dù 2,5G có tốc độ tối đa được xem là ấn tượng trong quá khứ khi lên đến 114 Kbps nhưng ở năm 2020 với tốc độ này thì người dùng chỉ có thể dịch vụ tin nhắn tức thời như WhatsApp.

EDGE

Biểu tượng EDGE

Chữ cái E bên cột sóng điện thoại là đặc trưng cho cụm từ Enhanced Data rates for GSM Evolution (EDGE) hay còn được biết đến là mạng 2,75G. Mạng mobile này bắt đầu phổ biến từ năm 2003 khi có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn gấp vài lần bất kỳ công nghệ mạng trước nó. Cụ thể, mạng EDGE hỗ trợ tốc độ tối đa tới 217 Kbps, tăng đáng kể so với người tiền nhiệm 2,5G. Dẫu vậy, mạng EDGE vẫn không khá hơn mạng G là nhiều khi cũng mất rất nhiều thời gian để load các web cũng như xem video Youtube thời bây giờ. Trước khi 3G mở đầu cho cuộc cách mạng internet di động, mạng EDGE là một trong những mạng mobile được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và hiện vẫn đang có quy mô tương đối lớn với 604 hệ thống mạng ở 213 quốc gia. 

3G

Biểu tượng 3G

Mạng 3G là một cái tên đã quá quen thuộc với người dùng smartphone trong nhiều năm trở lại đây nhưng ít ai biết rằng nó đã có mặt từ rất lâu. Xuất hiện tại Nhật Bản lần đầu tiên vào tháng 10/2001, sau đó công nghệ 3G bắt đầu phổ biến rộng hơn khi có mặt ở Na Uy vào tháng 12/2001 và đến đầu năm 2002 nó đã được sử dụng tại hầu hết các khu vực Châu Âu lẫn Đông Nam Á. Tại Mỹ, mạng 3G đầu tiên hoạt động vào tháng 7/2002 và có tên là Verizon Wireless.

Thay vì được triển khai dựa trên các tiêu chuẩn cũ là GSM, GPRS, EDGE trên 2G, G (2,5G) hay EDGE (2,75G), chuẩn hóa 3G dựa trên các tiêu chí kỹ thuật của Hệ thống viễn thông di động toàn cầu (UMTS). Với tốc độ vượt trội 384 Kbps, công nghệ 3G trở thành mạng mobile đầu tiên đủ sức thực hiện các tác vụ như duyệt web, phát nhạc, coi video… tương đối mượt mà. Bên cạnh đó, cùng sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu sử dụng smartphone, 3G nhanh chóng phủ sóng khắp nơi và tới nay vẫn là mạng từng có nhiều người sử dụng nhất. 

H

Biểu tượng H

Biểu tượng H đại diện cho cụm từ High-Speed Packet Access (HSPA), mạng HSPA được triển khai với công nghệ tương tự như 3G nhưng lại thay thế tiêu chuẩn UMTS, thế nên, nó sở hữu tốc độ tối đa lên tới 7,2Mbps. Khi sử dụng mạng HSPA, bạn có thể thoải mái xem video Youtube, nghe nhạc trực tuyến, duyệt web… mà không cần bận tâm quá nhiều về tình trạng giật lag. Tuy nhiên, các tác vụ nặng hơn như tải phim hay tải các tệp có dung lượng lớn từ internet đối với công nghệ HSPA vẫn là một thách thức lớn. Mạng HSPA được triển khai trên toàn thế giới vào năm 2010 và hiện đã có mặt ở hầu hết các quốc gia phát triển. 

H+

Biểu tượng H+

Biểu tượng H+ đại diện cho cụm từ Evolved High-Speed Packet Access (HSPA+) hay còn được gọi là phiên bản nâng cấp của mạng HSPA. Công nghệ này có năm lần nâng cấp và mỗi phiên bản của nó đều có những bước tiến đáng kể trong việc gia tăng tốc độ dữ liệu.

Cụ thể, phiên bản 6 (Release) của HSPA đạt tốc độ tối đa 14,4 Mbps, phiên bản 7 (Release 7) tăng lên 21,1 Mbps, phiên bản 8 (Release 8) tiếp tục tăng lên 42,2 Mbps, phiên bản 9 (Release 9) đạt tốc độ 84,4 Mbps trước khi phiên bản 10 (Release 10) đạt tốc độ ấn tượng 168,8 Mbps. Mặc dù 168,8 Mbps là một tốc độ rất nhanh nhưng đó mới chỉ tính toán theo lý thuyết, trong thực tế hiếm khi nào H+ đạt tới tốc độ này. Tính tới thời điểm hiện tại, công nghệ H+ là kết nối di động nhanh nhất có thể thay thế 4G ở những nơi mà mạng này không được hỗ trợ.

4G

Biểu tượng 4G

Khi mà 5G vẫn chưa phổ biến, 4G hiện vẫn đang là mạng di động nhanh cũng như tốt nhất, tốc độ trên 4G có thể lên tới 1GB mỗi giây. Nếu đã từng sử dụng mạng 4G trên smartphone, tôi đoán bạn cũng đã cảm nhận được nó tuyệt vời như thế nào. Hệ thống mạng 4G phủ sóng lần đầu tiên vào năm 2009 ở Stockholm (Thụy Điển) và Oslo (Na Uy) và dần "trải đều" ra các quốc gia khác những năm tiếp theo. Hầu hết mạng 4G trên thế giới đều hoạt động trên tiêu chuẩn Long Term Evolution (LTE), trong khi đó 4G sử dụng tiêu chuẩn Worldwide Interoperability for Microwave Access (WiMAX) ít phổ biến hơn chỉ xuất hiện ở một số khu vực. Ở Châu Âu và Bắc, tính đến cuối năm 2017, phần lớn nhà mạng đã bỏ WiMAX để chuyển sang LTE.

Theo chia sẻ của người dùng cuối (end-user), sự khác biệt giữa hai loại 4G trên là không đáng kể, tuy nhiên, vì một số lý do mà đa phần các nhà mạng đều chỉ chọn hỗ trợ LTE. Vậy tại sao các nhà mạng lại không chọn WiMAX?

Thứ nhất, mạng WiMAX không hỗ trợ chuyển đổi về lại các mạng mobile đời cũ như 2G và 3G trong khi LTE tương thích và cho phép những công nghệ mạng trước cùng tồn tại. Điều này giúp LTE vượt trội hơn WiMAX ở tính linh hoạt, người dùng LTE có thể dễ dàng chuyển mạng để tiếp tục truy cập trong trường hợp 4G trục trặc.

Thứ hai, LTE có tốc độ tối đa cao hơn WiMAX.

Cuối cùng, LTE tiêu thụ ít pin hơn WiMAX trên thiết bị cầm tay.

5G

Biểu tượng 5G

Vào cuối năm 2019, 5G đã bắt đầu được triển khai trên thế giới và theo dự kiến đến 2025 sẽ có hơn 1.7 tỷ người dùng. Mạng 5G có băng thông rất lớn khi theo lý thuyết có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 10 Gbps, nhanh hơn khoảng 100 lần so với mạng 4G hiện nay. 5G hoạt động ở tổng cộng 3 băng tần: Dải tần thấp 600-700MHz, dải tần trung 2,5-3,7GHz và dải tần cao 25-39GHz.

Không chỉ nâng trải nghiệm internet của người dùng smartphone, iPad lên một tầm cao mới, mạng 5G còn giúp mở ra nhiều khả năng mới và hấp dẫn. Trong tương lai, với 5G, xe tự lái có thể đưa ra những quyết định quan trọng trong nhiều tình huống, các cơ quan chức năng trong thành phố có thể theo dõi tình trạng tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm và nhu cầu tại các bãi đậu xe…

6G mạnh mẽ đến mức nào?

Vì là "người kế nhiệm" của 5G, chắc chắn 6G sẽ còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều. Theo nhiều tin đồn, mạng 6G hỗ trợ tốc độ tới 96 Gbps, nhanh hơn gần 10 lần so với 5G. Mặc dù các thử nghiệm 6G đã và đang được tiến hành ở Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản nhưng các chuyên gia dự đoán đến năm 2030 thì nó mới được triển khai chính thức. 

Cập nhật: 08/12/2020 Theo vnreview

 Các nhà nghiên cứu an ninh mạng tại Đại học Ben-Gurion ở Israel gần đây đã phát hiện ra một cuộc tấn công máy tính có thể cho phép tin tặc thao túng hoạt động trong một phòng thí nghiệm sinh học từ xa. Điều này có thể giúp chúng đánh lừa các nhà khoa học làm việc trong đó tạo ra những độc tố và virus mà không hề hay biết.

Quan điểm trước đây cho rằng nếu những kẻ khủng bố muốn phát tán virus hoặc chất độc bằng cách chiếm đoạt một phòng thí nghiệm uy tín hoặc giấu nó bên trong vắc-xin hay bất kỳ phương pháp điều trị y tế nào khác, chúng nhất thiết phải có quyền truy cập thực tế vào phòng thí nghiệm hoặc một phần trong chuỗi cung ứng của nó.

Nhưng theo kết quả nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Nature Biotechnology của Đại học Ben-Gurion, điều đó không còn đúng nữa.


Tấn công máy tính có thể cho phép tin tặc thao túng hoạt động trong một phòng thí nghiệm sinh học từ xa.

Chúng ta biết rằng các nghiên cứu sinh học ngày nay thường sử dụng đến các DNA tổng hợp, bao gồm cả việc phát triển các chất miễn dịch để tạo ra vắc-xin. Các DNA tổng hợp này được xây dựng trong một cỗ máy kỹ thuật sinh học được điều khiển bằng máy tính.

Do đó, các nhà nghiên cứu của Ben-Gurion đã phát triển và thử nghiệm một kịch bản tấn công "end-to-end" nhằm thay đổi dữ liệu trên máy tính của công cụ kỹ thuật sinh học. Kết quả là một cuộc tấn công như thế này đã thay thế được các chuỗi con DNA ngắn bằng một mã độc.

Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng tin tặc với một phần mềm "trojan" đơn giản và một chút mã ẩn cũng có thể biến một loại thuốc cứu người thành vũ khí sinh học:

"Một cuộc tấn công mạng can thiệp vào các đơn đặt hàng DNA tổng hợp có thể dẫn đến việc tổng hợp các axit nucleic mã hóa các bộ phận của sinh vật gây bệnh hoặc các protein và độc tố có hại… Mối đe dọa này là có thật. Chúng tôi đã tiến hành một thử nghiệm bằng chứng khái niệm, trong đó một DNA bị xáo trộn mã hóa một peptide độc ​​hại đã không được phát hiện bởi phần mềm thực hiện các hướng dẫn sàng lọc. Đơn hàng tương ứng đã được chuyển sang sản xuất".

Các nhà nghiên cứu mô tả một tình huống trong đó kẻ xấu sử dụng trojan để lây nhiễm vào máy tính của nhà nghiên cứu. Khi nhà nghiên cứu đó đặt hàng DNA tổng hợp, phần mềm độc hại sẽ xáo trộn trật tự để nó trông có vẻ hợp pháp với phần mềm bảo mật mà cửa hàng DNA tổng hợp sử dụng để kiểm tra. Trên thực tế, các chuỗi con DNA bị xáo trộn này có hại.

Cửa hàng DNA thực hiện đơn đặt hàng (vô tình gửi cho nhà nghiên cứu DNA nguy hiểm) và phần mềm bảo mật của nhà nghiên cứu không thể phát hiện ra các chuỗi con bị xáo trộn nên nhà nghiên cứu vẫn không biết gì.

Sử dụng các trojan giả định này, các nhà nghiên cứu tại đại học Ben-Gurion đã vượt qua được hệ thống bảo mật của 16 trong số 50 đơn đặt hàng mà họ thử tấn công.

Chi tiết kịch bản tấn công End to End vào một chuỗi đặt hàng-sản xuất-giao hàng ADN tổng hợp

Kich bản tấn công End to End
Màu đỏ biểu thị các phần tử độc hại.

  • (1) Alice là một nhà kỹ sư sinh học. Cô bật máy tính của mình đã bị nhiễm một Trojan (còn gọi là tấn công man-in-the-browser, một biến thể của tấn công man-in-the-middle).
  • (2) Alice thiết kế một thí nghiệm và trình tự DNA để biến đổi tế bào.
  • (3) Khi Alice đặt hàng DNA tổng hợp từ Bob, một công ty tổng hợp DNA, kẻ tấn công sẽ thay thế một phần của các trình tự đã được Alice sắp xếp bằng các tác nhân và trình tự được chọn lọc xáo trộn có thể được sắp lại thành mã độc trong tương lai.
  • (4) Bob sàng lọc đơn đặt hàng nhưng không xác định được chuỗi độc hại do nó đã sự xáo trộn.
  • (5) DNA tổng hợp được tạo ra.
  • (6) Đơn hàng được giao ngược lại cho Alice.
  • (7) Việc sắp xếp thứ tự của đơn hàng đã giao có thể được thực hiện bởi một bên thứ ba hoặc bởi chính Alice.
  • (8) Kết quả của trình tự được kiểm tra bằng máy tính nhiễm Trojan.
  • (9) Khi thực hiện quá trình nghiên cứu bình thường của mình, Alice vô tình sử dụng DNA độc hại mà không hề hay biết.

Nhưng tất cả những điều này có nghĩa là gì? Chúng ta đang ở vào một thời kỳ nguy hiểm giữa lúc mà trí tuệ nhân tạo (AI) chưa đủ tiên tiến để phát hiện ra những kiểu tấn công bao thư thích ứng này và con người chỉ đơn giản là không thể tập trung sự chú ý của mình vào đó trên quy mô lớn.

Hệ thống sao chép DNA tổng hợp mà các nhà khoa học sử dụng ngày nay có số lượng lớn đến mức con người không thể kiểm tra từng trình tự trong đó. Chúng ta đang hoàn toàn dựa vào phần mềm tự động và AI để đảm bảo cho hệ thống này vận hành bình thường. Nhưng khi sự bất thường xuất hiện, máy móc sẽ chuyển giao nhiệm vụ đó cho con người mà trong trường hợp này, con người sẽ không thể nhìn xuyên qua màn khói.

Biện pháp an ninh mạng cần .được triển khai ngay lập tức trong cộng đồng công nghệ sinh học.
Biện pháp an ninh mạng cần .được triển khai ngay lập tức trong cộng đồng công nghệ sinh học.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đề xuất một bộ các biện pháp an ninh mạng bao gồm chữ ký điện tử, trí tuệ nhân tạo phân tích hành vi, một bộ sàng lọc DNA tổng hợp với độ phân giải lớn hơn, một giao thức nâng cao và chế độ kiểm tra chéo cho phép các nhà khoa học khác phát hiện đơn đặt hàng độc hại.

Các tác giả nghiên cứu khuyến cáo những biện pháp này nên được triển khai ngay lập tức trong cộng đồng công nghệ sinh học, vì lỗ hổng cần phải vá hiện đã quá lớn.

Cập nhật: 09/12/2020 Theo Pháp luật và bạn đọc

Author Name

sdasdasdasdsa

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.