Từ năm 2000 trước Công nguyên, người Ibaloi ở Philippines đã thực hành một văn hóa mai táng vô cùng khác biệt.
Họ cho người sắp “gần đất xa trời” uống nước muối cực mặn, khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng và sớm trở nên khô quắt. Khi người này qua đời, họ đem thi thể hun khói và lửa, tạo ra xác ướp tồn tại đến nghìn năm.
Ibaloi là một dân tộc bản địa của quốc đảo Philippines, chủ yếu sinh cư trong khu vực miền Bắc. Họ tập trung đông tại các thành phố Kabayan, Bokod, Sablan, Tublay, La Trinidad, Tuba và Itogon; có tổng dân số trên 110.000 người.
Người Ibaloi sống dựa vào nông nghiệp. Họ làm ruộng bậc thang, canh tác lúa và các loại cây lương thực quen thuộc của vùng Đông Nam Á như khoai lang, khoai môn... Tín ngưỡng Ibaloi tôn thờ thần linh và âm hồn. Họ thực hành các nghi lễ hiến tế động vật, bày cỗ cúng bái và dâng rượu gạo.
Theo thần thoại Ibaloi, thuở xưa nhân loại phạm rất nhiều tội ác. Họ khiến các thần linh nổi giận, tạo ra đại hồng thủy nhằm xóa sổ toàn bộ con người. Khi trận lụt này tràn qua Mt. Pulog (địa điểm trong thần thoại), chỉ có đúng một cặp vợ chồng sống sót. Họ chính là tổ tiên chung của người Ibaloi.
Đời sống xã hội của người Ibaloi rất phức tạp, có phân chia giai cấp giàu và nghèo. Các hộ giàu được gọi là baknang, sống theo kiểu đại gia đình, bao gồm từ 4 - 5 cặp vợ chồng và con cái trong một tư dinh. Các hộ nghèo được gọi là abiteg, sống theo kiểu gia đình đơn chỉ 1 cặp vợ chồng và con cái.
Xác ướp lửa của người Ibaloi, Philippines.
Theo các nhà nghiên cứu ở Philippines, từ khoảng năm 2000 TCN, người Ibaloi đã thực hành nghi thức mai táng đặc biệt dành riêng cho các đối tượng giàu: Ướp xác. Người ta gọi là xác ướp Ibaloi, xác ướp Benguet, xác ướp Kabayan hoặc xác ướp lửa.
Hầu hết các phong tục ướp xác trên thế giới đều chỉ tiến hành sau khi đối tượng được ướp xác qua đời. Riêng với dân tộc Ibaloi, khâu chuẩn bị bắt đầu ngay từ khi người này mới hấp hối.
Họ được cho uống nước muối cực mặn. Nồng độ muối cao đến nỗi khiến nội tạng bị gột rửa sạch sẽ, còn cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng. Sau khoảng vài tuần đến vài tháng, thân thể của họ thành ra khô quắt.
Kabayan - thị trấn thuộc tỉnh Benguet, phía Bắc đảo Luzon, Philippines là nơi tập trung phần lớn người Ibaloi - một sắc tộc có nền văn hóa độc đáo của Philippines. Người Ibaloi được cả thế giới biết đến với tục ướp xác người chết của mình.
Phong tục này đã được người Ibaloi thực hiện rất lâu trước khi thực dân Tây Ban Nha đến xâm lược Philippines. Việc ướp xác được tiến hành trong một nghi lễ kéo dài và chỉ dành cho những người thuộc đẳng cấp cao trong cộng đồng.
Kỹ thuật ướp xác của người Ibaloi dựa trên việc sử dụng muối và các loại thảo mộc kết hợp với tác động của lửa. Quá trình này có thể kéo dài đến 2 năm.
Khi đã trở nên khô hoàn toàn, xác ướp được đặt bên trong một chiếc quan tài làm bằng gỗ thông và chôn cất trong một hang động tự nhiên hoặc hang nhân tạo được đào sâu vào lòng núi đá.
Tục lệ này đã chấm dứt khi người Tây Ban Nha chiếm đóng Philippines và áp đặt Công giáo lên cộng đồng bản địa. Kể từ đó, các hang chứa xác ướp đã bị bỏ rơi trong một thời gian dài.
Sau khi được khám phá trở lại trong những thập niên gần đây, nhiều hang động đã bị những kẻ trộm mộ cổ xâm nhập. Khách du lịch cũng là một yếu tố khiến các xác ướp bị hư hại, mất mát.
Theo thống kê, trên các sườn núi quanh thị trấn Kabayan ngày nay có hơn 200 hang động và 15 trong số đó chứa các xác ướp. Ngoài ra, có thể còn nhiều hang chứa xác ướp khác đang bị vùi lấp trong lòng núi.
Cơ quan khảo cổ của Philippines đã tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế để nghiên cứu và bảo tồn những xác ướp này. Nhiều biện pháp quản lý đã được đưa ra để bảo vệ các xác ướp tránh khỏi tác động tiêu cực từ con người.
Hiện tại, các hang xác ướp Kabayan đã được chính phủ Philippines nhìn nhận như di sản quốc gia, biểu tượng cho nền văn hóa - tín ngưỡng độc đáo của bộ tộc Ibaloi, cần được bảo tồn đặc biệt.
Di tích này cũng đã được Philippines đệ trình lên UNESCO để xét duyệt danh hiệu Di sản thế giới
Đăng nhận xét