BÍ QUYẾT TẠO VIDEO “TUA NHANH THỜI GIAN” - TIME-LAPSE
Khi chụp liên tiếp mỗi giây một frame ảnh rồi ghép lại thành video và chiếu với tốc độ 30 hình/giây (fps) hoặc cao hơn, thời gian thực sẽ được tua nhanh ít nhất 30 lần.
▶︎ Thời gian chụp hết 1 frame ảnh càng lâu, hoặc thời gian delay (trễ) giữa các frame càng lâu, thì thời gian của video sẽ càng được tua nhanh hơn.
Đấy là lý do kỹ thuật này được tạm gọi là "Tua nhanh thời gian" nhằm giúp mắt người thấy rõ những chuyển động rất chậm (hoa nở, mây trôi) hoặc tăng tốc các chuyển động bình thường nhằm nâng "kịch tính" cho khung cảnh.
▶︎ Cứ mỗi giây cần 30 frame ảnh, thì sau 1 phút bạn sẽ cần 1.800 frame ảnh. Nên có những clip tiêu tốn đến hàng chục nghìn tấm ảnh là chuyện bình thường.
Kỹ thuật time-lapse này ngược với kỹ thuật time-warp (làm chậm thời gian) - quay phim với tốc độ hàng nghìn khung hình mỗi giây rồi phát lại với tốc độ khung hình thông thường 30 fps để chúng ta có thể thấy rõ những chuyển động rất nhanh như đạn bắn, vỡ ly,...
Làm time-lapse khá thú vị, tuy nhiên nó là nguyên nhân gây ra việc nâng cấp máy ảnh liên tục vì phải thay màn trập.
Một số video time-lapse ấn tượng thường miêu tả những khoảnh khắc thiên nhiên như hoa nở, hạt giống nảy mầm, mặt trời mọc,... nhưng quan trọng nhất, là video thành phẩm của bạn cần thể hiện được sự biến chuyển rõ rệt của sự việc qua thời gian.
Với đặc thù cho ra những video tua nhanh đầy ấn tượng, time-lapse được sử dụng rất nhiều trong phim ảnh nhằm biểu đạt sự trôi đi của thời gian. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật này cho dự án phim ngắn của mình sắp tới khi cần thiết.
(Nguồn: genk)
Đăng nhận xét