CÁCH QUAY PHÓNG SỰ
Phóng sự truyền hình là thể loại tác phẩm phản ánh sự kiện dưới góc nhìn của câu chuyện. Mỗi phóng viên có cách kể câu chuyện khác nhau, chọn góc độ khác nhau để phản ánh. Phóng sự luôn đi vào những góc nhìn từ cuộc sống mang tính thời sự. Phóng sự truyền hình được phối hợp giữa biên tập và quay phim để có hình ảnh chân thật và góc nhìn phù hợp. Tùy vào thời lượng chương trình và tầm quan trọng của sự kiện, vấn đề mà phóng viên quyết định kể câu chuyện dài ngắn khác nhau. Phóng sự phát trong chương trình thời sự rất ngắn, một số đài nước ngoài thời lượng là 1:30″, ở Việt Nam khoảng 2:30″ ~ 5:00.
Phóng sự luôn bám sát những vấn đề mang tính thời sự trong cộng đồng, đề tài phóng sự luôn được khán giả quan tâm bởi trong câu chuyện phóng viên làm rõ nhiều khía cạnh của sự kiện, vấn đề nhờ đó khán giả hiểu sâu hơn những điều mình đang quan tâm.
Phóng viên làm tin hay làm phóng sự đều phải bám sát sự kiện để thông tin kịp thời, nhưng làm tin thì quan tâm từng thời điểm để phản ánh, còng làm phóng sự thì phóng viên phải nhìn sự kiện trong quá trình phát triển.
Trong cuộc sống hàng ngày diễn ra rất nhiều sự kiện, vấn đề thậm chí có những vấn đề nóng trong dư luận. Nhưng lựa chọn góc độ nào cho đề tài của phóng sự là cả một “nghệ thuật” của nghề báo.
2. Một số kỹ năng quay phóng sự
Việc ghi hình ảnh cho phóng sự đòi hỏi quay phim phải hiểu ý đồ biên tập, biết góc độ của câu chuyện để có hình ảnh tốt.
+ Lựa chọn thiết bị ghi hình: Tùy vào hoàn cảnh, yêu cầu của phóng sự để người quay phim lựa chọn thiết bị phù hợp.
Nếu là phóng sự điều tra, không cho phép quay bằng máy chuyên nghiệp thì có thể sử dụng các thiết bị ghi hình khác để có hình ảnh.
Sử dụng thiết bị ghi âm thanh để hỗ trợ thông tin trong trường hợp máy quay không đến gần được sự kiện. Trong trường hợp này quay phim ghi hình từ xa và biên tập dùng thiết bị ghi âm thanh đến gần sự kiện để có tiếng động.
Có một số đề tài thời sự đòi hỏi quay phim phải luôn vác máy trên vai sẵn sàng ghi hình trong mọi tình huống không nên chờ “đạo diễn”.
Việc ghi hình ở những địa điểm xa xôi như đi vùng núi, vùng biển.. thì quay phim phải lựa chọn thiết bị phù hợp, mang theo pin dự trữ, băng ghi hình, thẻ nhớ, ô che mưa…
+ Lựa chọn không gian ghi hình:
Phóng sự có thể ghi hình ở nhiều không gian khác nhau, mỗi không gian, mỗi cụm cảnh đều mang một giá trị thông tin. Tuy nhiên nơi nào sẽ quay “kỹ” nơi nào sẽ chỉ cần ít cảnh thì quay phim và biên tập cần chia sẻ để có những cảnh quay giá trị.
Biết kết hợp các không gian tạo ra hình ảnh năng động hơn cho câu chuyện.
+ Phát hiện chi tiết hình ảnh “đắt”
Hình ảnh phóng sự phụ thuộc vào góc độ nhìn câu chuyện của phóng viên, mỗi góc nhìn sẽ cho người quay phim tìm ra những chi tiết “đắt”.
Ví dụ, một phóng sự ngắn về vệ sinh an toàn thực phẩm của nhóm sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện đã quay được cảnh người ta rửa lòng bò bằng cách nhúng xuống vũng nước đen ngòm ven đường rồi dùng chân đeo ủng đạp cho trắng sách bò. Những chi tiết hình ảnh đắt này sau đó đã được VTV phát sóng nhiều lần trong mục hình ảnh và bình luận.
Hình ảnh trong phóng sự truyền hình rất quan trọng, do đó việc ghi hình đòi hỏi phải có kỹ năng chuyên nghiệp để đạt được 2 góc đô: góc độ thông tin và góc độ nghệ thuật, kỹ thuật hình ảnh.
Luôn chúy ý để có hình ảnh chuyển không gian khi dựng phóng sự.
3. Quay phỏng vấn cho phóng sự
+ Lựa chọn bối cảnh cho phỏng vấn: nhân vật cần trả lời trong bối cảnh phù hợp với câu chuyện đang diễn ra.
Hướng nhìn của nhân vật và cỡ cảnh cũng cần năng động, không nên bắt khuôn hình phỏng vấn quá giống nhau.
Luôn phải kiểm tra âm thanh trước khi ghi phỏng vấn, tránh trường hợp mất tiếng hoặc bị tiếng ồn.
Khoảng cách giữa ống kính và nhân vật cần tính toán cho hợp lý. Nếu ống kính sát nhân vật để thu tiếng (máy quay không có micro nối ngoài) thì gương mặt có thể bị ảnh hưởng.
Sưu tầm
Đăng nhận xét