THIẾT LẬP MÁY ẢNH ĐỂ TRỞ THÀNH MÁY QUAY PHIM CHUYÊN NGHIỆP
Trong một bài viết trước, chúng tôi từng đề cập đến việc lựa chọn quay phim bằng máy chuyên nghiệp hay bằng máy ảnh. Quay phim bằng máy ảnh đòi hỏi bạn phải làm chủ được thiết bị cũng như điều chỉnh các thông số hợp lý. Có rất nhiều yếu tố quyết định đến chất lượng của một đoạn phim, do đó bạn nên thiết lập các thông số như sau.
▶︎ CHẾ ĐỘ FOCUS
Khi quay phim, máy ảnh không phụ thuộc vào chức năng lấy nét tự động (Auto Focus) vì vậy bạn gạt chức năng trên máy ảnh cũng như ống kính từ AF sang MF, để có thể toàn quyền kiểm soát độ nét của phim theo ý muốn.
▶︎ MOVIE EXPOSURE: từ Auto sang Manual
Bạn nên chuyển chế độ phơi sáng quay phim sang chế độ thủ công để hoàn toàn làm chủ cài đặt mà không phụ thuộc vào các chế độ tự động của máy ảnh.
▶︎ LCD BRIGHTNESS
Để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra, trước khi quay phim nên điều chỉnh ánh sáng của màn hình LCD về mức cân bằng nhằm tránh tình trạng nhìn thấy trên màn hình LDC dư sáng, nhưng khi xem lại hậu kỳ thì lại thiếu sáng, hoặc ngược lại.
▶︎ VIDEO SYSTEM
Bạn có thể lựa chọn hệ PAL hay hệ NTSC sau đó chọn độ phân giải lớn nhất mà bạn mong muốn. Số khung hình trên giây ở phần Movie rec. Size phù hợp với hệ PAL là 25fps và hệ NTSC 30fts.
▶︎ SOUND RECORDING
Bạn chọn chức năng ghi âm là Manual. Đối với Rec Level thì bạn chỉnh ở mức cân bằng, sau đó bấm máy thu âm giọng nói và kiểm tra trực tiếp trên máy tính để tránh tình trạng âm thanh bị nhỏ, hoặc rè.
▶︎ CHỨC NĂNG WIND FILTER: chọn Enable để làm giảm tiếng ồn của gió.
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm một chiếc microphone chuyên dụng để thu được âm thanh chất lượng tốt nhất.
▶︎ NÊN BỎ CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN VÙNG SÁNG (highlight tone priority) để có được ánh sáng tối ưu cho video.
Nên chuyển sang chế độ tự động tối ưu hóa ánh sáng (auto lighting optimizer), chế độ này rất hữu dụng khi quay chân dung trong điều kiện ánh sáng không đều trên khuôn mặt.
▶︎ TỐC ĐỘ MÀN TRẬP
Tốc độ màn trập không chỉ ảnh hưởng tới khả năng phơi sáng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến độ rung nhòe hình ảnh chuyển động. Để giảm thiểu vấn đề này bạn nên điều chỉnh tốc độ màn trập lớn gấp đôi so với tốc độ ghi hình/giây. Tốc độ ghi hình khi quay phim được tính theo công thức: số khung hình trên giây x 2 = chỉ số tốc độ ghi hình phù hợp nhất. Trong trường hợp đủ sáng, có thể tăng tốc độ này lên cao như 1/250s, 1/500s để triệt tiêu hơn nữa hiệu ứng nhòa hình.
▶︎ ISO
Các máy ảnh cao cấp hiện nay có thể điều chỉnh mức độ nhạy sáng ISO lên rất cao. Nhưng khi quay phim thì bạn đừng quan tâm đến nhiều chỉ số này. Lời khuyên dành cho bạn đó là nên để ở chế độ Auto để có thể thoải mái chỉnh khẩu độ theo ý muốn của mình.
▶︎ KHẨU ĐỘ
Tương tự với chụp ảnh, bạn có thể điều chỉnh khẩu độ tùy biến theo nội dung hay hoàn cảnh lúc quay phim để có được độ sâu trường ảnh (DOF) mong muốn.
Đừng quên thử nghiệm thật kỹ với các thiết lập này trước khi bắt đầu quay thực sự để đảm bảo chất lượng phim được như ý.
(Tổng hợp)
Đăng nhận xét