Latest Post

(1) 1001 bí ẩn 3d 3d text 5g 6 80 9 a4 size abstract advert After Effects agency alphabet analysis and Ảnh Chân Dung Ảnh Sản Phẩm Animated text annual artificial artistic as attention award background Backrop badge bag Banner Báo giá beautiful big data billboard black blackjack blank blue blur board bonus bright broadcast brochure brushed buildings bulbs bullion burst business business card button buttoned canvas car card cards Cars cartoon cash cash back casino ceremony chinese chip chips City cloud coin coins collection colors comedy commerce communication company composition computing concept concepts cong nghe congratulation connected connection connectivity contact copyspace coronavirus cover Công nghệ mới creative crowd cutting cyber cyborg Danh Thiếp dark data day decorative Demo design desktop details devices diamond dice Dịch Vụ different digital diseno dollar dorado Du lịch Đại dương học Đàm Vĩnh Hưng e earth editable efecto effect elegant elegantes element elements Entertainment Epic esport estilo everything exotic explosion face mask face masks falling family Fashion fast fighting Filegolden floating flyer flying Focus foil fond font Foods formes four frame framed from full future futuristic Gallery gambling game geometriques girl glass global glowing gold golden gradient grand Graphic Design gray green guarantee hand hexagons Hip hop Hoài Linh hotel house Hướng dẫn icon icons illustrated illustration Impulse in income independence infinite infographic information ingot intelligence internet Intro Intro logo invitation iot iphone isolated isometric items jackpot Khám phá khoa học Khảo cổ học Khoa học máy tính Khoa học vũ trụ Kids Kiều Minh Tuấn king label badge labels lamp landing large las latajacymi layers leaflet leather letter lettering letters Lệ Quyên light lighting lights line lines Logo logotype lots lower lower thirds luxury machine magician map market marketing marquee mascot media metal minimalist mobile Mockup modern monetami money money back Motion Design Movies Music Nature navigation neon network News Ngô Thanh Vân Nguyễn Phú Nhạc quê hương Nhạc Remix Nhạc trẻ Nhạc trữ tình night normal notebook nuevo numbers off sale on online Opener opening oriental outline pack page pajaro paper parody party pattern People person phan-mem Phát minh khoa học Phần mềm hữu ích Phim hài Phone Photo PHOTO / VIDEO Phương Thanh physical pile plate playing pocker podium point poker poster Premiere premium Print Design prize profits protected protection PSD pure Quang Lê racer rain realistes realistic rectangle red reflection reminders restaurant Retro ribbon robot roulette round royal scene scissors screen security Server set Share shield shiny shopping show silver simple Sinh vật học slideshow slot slots smart smart city smartphone social Sound fx sparkling splash Sports spotlight stack stacked stage Standee star steps style subscribe summer surprised symbol symbols Tách Nền Technology Templates text Text effect Text Presets texto texture Thiên Địa Studio Thiệp mời sự kiện Thiệp sinh nhật thin things third Thu trang Thu-thuat Thư Viện timeline Tin hot title Titles Titles Premiere tlo tokens Top hay nhất Top hot topics transitions transparent Travel Trấn Thành triangle Tuấn Hưng ultra Update upholstery us v Văn Mai Hương Vector vegas Video vietnam views vip virus wall wallet wallpaper wearing Web Design wedding welcome white winners winning wirefr with wonderful wooden x Y học - Sức khỏe Youtube z zlotymi

NHỮNG THUẬT NGỮ TRONG SẢN XUẤT PHIM QUẢNG CÁO.

Quảng cáo nói chung và TVC nói riêng chỉ phát huy sức công phá khi tiếp cận đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh và thoả mãn đúng nhu cầu của khách hàng. Một mẫu quảng cáo, bất kể ở dạng nào, đều là chuyển tải thông tin (cách nói hay ho hơn là thông điệp) đã được xử lý từ A đến B. Bạn, với tư cách là người tiếp nhận, có quyền từ chối nếu thông tin không đáng tin, không thuyết phục. Vậy làm cách nào để thông tin xuyên thủng màng nhĩ đi thẳng vào trái tim của người tiếp nhận?





CÁC THUẬT NGỮ THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LÀM PHIM QUẢNG CÁO

Client: Khách hàng đặt quảng cáo.

Agency
: công ty thực hiện các dịch vụ quảng cáo theo đơn đặt hàng.

Production House: Công ty sản xuất phim quảng cáo và các dịch vụ khác có liên quan theo đơn đặt hàng. Đôi khi client làm việc trực tiếp với Production House từ lên kịch bản đến sản xuất và hoàn thiện TVC. Đôi khi chỉ là chuyển lời thoại (lời bình) từ ngôn ngữ bất kỳ sang ngôn ngữ Việt. ( Adaptation )

Producer: Nhà sản xuất. Người này là đại diện của Production House làm việc với Agency và Client. Vai trò cực kỳ quan trọng.

Director
: Đạo diễn. Ở phim trường, ông này là vua.

Director Treatment: Xử lý góc máy của đạo diễn. Từ kịch bản của Agency, Director sẽ gia tăng góc máy quay sao cho đẹp và hiệu quả nhất. Công việc này phải được sự chấp thuận của Creative Director và Client trước khi tiến hành quay phim.

Director Reel: Các tác phẩm của Director do Production House giới thiệu để Agency và Client chọn ai bỏ ai đạo diễn cho TVC.

Director of Photography (DOP)/ Cameraman: Người chuyển tải ý tưởng trên giấy của agency và tiếng la hét của Director thành những thướt phim đầy nghệ thuật, đậm cá tính.

Art Director/ Set Designer: Người chỉ đạo mỹ thuật và dựng cảnh cho phim. Họ hô biến một ngôi nhà hoang thành toà lâu đài, làm phép cho khung cảnh trở nên lung linh, long lanh, lấp lánh dưới bầu trời đầy sao.

Music Composer-Sound Engineer-Sound Designer:
Người soạn nhạc cho phim.

Hair, Make-up:
Nghệ sĩ tạo hình cho mái tóc, khuôn mặt, biến đẹp thành xấu, biến xấu thành tệ, biến hoa nhài thành hoa hậu, biến hoa hậu thành hoa gì… tuỳ bạn tưởng tượng.

Talent/ Extra Talent/ Background Talent: Diễn viên chính/ phụ/ quần chúng. Thù lao giảm dần tương ứng với vai diễn.

Voice Talent
: Người lồng tiếng.

Target Audience
: Đối tượng của phim quảng cáo hay bạn xem đài.

Concept
: Ý tưởng chủ đạo. Một concept có thể phát triển ra hàng triệu triệu kịch bản khác nhau. Ví dụ như “Chỉ có thể là Heineken” hết năm này qua năm khác.

Storyboard
: Kịch bản quảng cáo được phát hoạ thành hình vẽ, miêu tả chi tiết cho từng cảnh quay. Đến đoạn nào thì ăn, đến lúc nào thì uống, đến khúc nào thì lăn đùng ra chết.

Shooting Board
: Là bản phát triển chi tiết đến từng giây của Storyboard. Đây là phần việc của Director. (Mở ngoặc giải thích thêm cho khỏi lăn tăn. Trong Storyboard thứ tự các cảnh là 1-2-3-4-5-6-7-8-9, thì ở Shooting Board, các cảnh có thể thay đổi 2-4-6-3-5-7… Phải quay cho hết cảnh trên bờ rồi mới chuyển camera xuống ruộng.)

Location
: Địa điểm quay. Có thể trên trời, có thể địa ngục. Có thể ở Lâm Gia Trang, có thể là “Cồn Da Lạp”. Tiền nào cảnh đó.

Casting
: Công tác tuyển chọn diễn viên.
Pre/ Post/ Production: Tiền kỳ/ Hậu kỳ. Giải thích lòng thòng nhễu nhão đôi khi không bằng ví von. Là đi chợ và trang trí (không nấu) món ăn TVC.

Production
: Là quá trình xào, nấu, hầm, ninh,… miễn chín là được.

Pre Production Meeting (PPM)
: Là cuộc họp thân tình giữa những con người xa lạ tìm đến nhau để bốn mặt một lời bao gồm client, agency, producer và director. Thường trước ngày quay từ một đến hai ngày.

SFX/ Sound Effects/ Special Effects
: Kỹ xảo âm thanh hay hiệu ứng đặc biệt. Tiếng rao, tiếng rên, tiếng nổ và nhiều tiếng động linh tinh khác.

Computer Graphic Animation (CG)
: Có thể hiểu là cách biến hoá trên máy tính làm cho hình ảnh nhảy múa vui mắt. Số tiền đốt vào đây khá lớn.

Off-Line
: Là từ ngữ có nghĩa TVC đã quay xong nhưng chưa xử lý nhiều, chỉ cắt ráp đơn giản để kiểm tra, nhận feedback từ phía agency và client. Đây là giai đoạn xuất thô.

On-Line
: Hình ảnh, âm thanh, lời thoại đã nhập một, sẵn sàng đem phát sóng hay dự thi tranh giải. Đây là giai đoạn xuất tinh.

On-Air
: TVC đang phát sóng hay đang chạy.

Off-Air
: TVC ngừng phát sóng hay ngủ đông (có thể ngủ luôn).

Budget
:Tổng số tiền Client phải chuẩn bị để chi cho TVC.
Nguồn: Sưu tầm Internet

7 NGUYÊN TẮC GIÚP BẠN TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA DỰNG PHIM

1. “Edit thật nhiều. Kỹ năng sẽ lên thật đều.”
Hãy thực hành bất cứ lúc nào bạn có thể, càng nhiều càng tốt (điều này thì quá dễ hiểu rồi và đều đúng với tất cả mọi kỹ năng). Bạn có thể đã từng tham gia các khóa học dựng phim , xem rất nhiều video clip hướng dẫn , đọc hàng tá sách vở… nhưng quan trọng nhất là bạn phải bắt tay vào dựng phim (làm thử bất kỳ một thể loại video clip nào mà bạn thích), vì chỉ có thực hành mới là cách học hiệu quả nhất.
Có thể bạn chưa đi làm, nên khó tìm một dự án dựng phim thực tế nào đó để “thử nghiệm”. Nhưng đừng ngồi chờ! Cứ lên mạng và tìm kiếm bất cứ nguồn video clip nào có thể và thử edit chúng theo cách mà bạn muốn. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng và nuôi dưỡng sức sáng tạo mỗi ngày.



2. “Thực hành từ việc nhỏ”
Đừng cho rằng cứ phải tham gia vào dựng phim điện ảnh hay những chương trình lớn thì mới phát triển kỹ năng. Hãy bắt đầu với những thể loại đơn giản hoặc các chương trình ngắn trước, ví dụ như phim ngắn, clip quảng cáo sản phẩm, hoặc các MV (music video) chẳng hạn (thật ra edit Music video là 1 cách thực hành rất tốt luôn).
Chưa chắc những thể loại nói trên là “dễ xơi” đâu, nhưng nó có độ dài (thời lượng) vừa phải để bạn không “ngán”, và việc va chạm với nhiều dạng video clip cũng giúp bạn rèn luyện tư duy linh hoạt cho nhiều phương pháp cắt dựng khác nhau.


3. “Thay đổi góc nhìn và mục tiêu của việc Edit”
Trong công việc thực tế của người Dựng Phim, hầu hết bạn sẽ làm việc dưới áp lực của deadline và phải edit nương theo ý muốn của khách hàng. Điều này sẽ khiến bạn bị “kiềm hãm” cách xử lý dựng phim của mình, làm nó trở nên miễn cưỡng và cứng nhắc.
Khi có thời gian rảnh, hãy thử edit lại những video đó theo cách mà mình muốn (nhưng phải biết kiềm chế cái tôi và hiểu rõ rằng đoạn video được làm ra để phục vụ người xem chứ không phải cho cá nhân mình nhé), sau đó upload lên các kênh trực tuyến và chờ tiếp nhận phản hồi của khán giả. Việc này sẽ giúp bạn tự đánh giá lại cách xử lý video của mình có phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khán giả hay không.  


4. “Hãy tạo sự khác biệt”
Dựng phim là một công việc kết hợp giữa Kỹ Thuật và Sáng Tạo, nên bạn tuyệt đối đừng để mình đi vào lối mòn. Hãy luôn tìm kiếm cách xử lý mới độc đáo hơn, hiệu quả hơn cho video clip của mình. Có rất nhiều người Dựng Phim biết cách tạo ra một video clip “nhìn ổn”, nhưng nếu muốn là một chuyên gia Dựng Phim giỏi thì phải tạo ra được một video clip thật sự hấp dẫn và đáng xem.


5. “Luôn dự trù những trục trặc kỹ thuật phát sinh”
Vì là công việc có liên quan đến kỹ thuật, hàng ngày bạn luôn phải làm việc với các phần mềm dựng phim, hàng tá file video, hầm bà lằng các loại thiết bị, đủ thứ việc lưu trữ và chuyển đổi dữ liệu… nên hãy luôn cẩn trọng và có kế hoạch dự phòng cho những trục trặc kỹ thuật có thể bất ngờ xảy ra.
Dù bạn có là người dựng phim giỏi, nhưng khi tình huống trục trặc xảy ra mà bạn không hề chuẩn bị sẵn một hướng giải quyết dự phòng nào, thì rất có thể khách hàng sẽ không dám làm việc với bạn thêm bất kỳ lần nào nữa.


6. “Cứ phát huy sở trường của bạn”
Bạn nhận thấy rằng mình edit tốt hơn hẳn ở một thể loại nào đó? Vậy thì đó chính là sở trường của bạn. Cứ tiếp tục phát huy và cố gắng đẩy nó lên một tầm cao hơn. Hầu hết mỗi người đều có một vài sở trường riêng, cứ tập trung vào nó để luyện thành kỹ năng thật tốt và tạo dấu ấn riêng biệt cho mình. Bởi vì khi bạn là chuyên gia dựng phim riêng cho một thể loại nào đó thì khách hàng có xu hướng tìm đến bạn và trả cho bạn mức giá cao hơn so với những người dựng phim mà “thể loại nào cũng làm được ở mức độ trung bình”.


7. “Đừng bao giờ quên: người dựng phim là người kể chuyện”
Dựng Phim không phải là chỉ là cắt-ghép-chỉnh-sửa. Dựng Phim chính là kể một câu chuyện!!
Hãy học hỏi tất cả những cách thức – ngôn ngữ kể chuyện bằng hình ảnh – âm thanh. Nghiên cứu về Eisenstein, Pudovkin và cả những bậc tiền bối khác của phương pháp dựng phim Montage Xô-Viết (đừng cho rằng nó đã lỗi thời, việc tìm hiểu chúng luôn rất có ích cho bạn). Luôn dõi theo, học hỏi và cập nhật kiến thức từ các chuyên gia dựng phim đẳng cấp thế giới (qua các diễn đàn, các trang xã hội mà họ tham gia).
Nguồn: Sưu tầm internet

QUAY PHIM BẰNG MÁY ẢNH DSRL RÕ NÉT HƠN VỚI 5 MẸO ĐƠN GIẢN

Khi quay phim, một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần đảm bảo chính là độ sắc nét của cảnh quay. Vùng sắc nét của cảnh quay cũng sẽ thu hút ánh nhìn của khán giả, giúp họ dễ dàng nhận ra được đâu là chủ thể trong cảnh quay và ý đồ mà cảnh quay đó đang nhắm đến.
Thành thật mà nói thì ít ai muốn đã bỏ ra khá nhiều tiền để thuê các máy quay cỡ lớn mà còn phải “vật lộn” với sự cồng kềnh của nó. Nên việc quay phim bằng máy ảnh DSLR là lựa chọn ngày càng phổ biến vì hầu hết mọi người đều thích sự gọn nhẹ và linh hoạt mà nó mang lại. Ngoài ra, lợi thế tuyệt vời khi quay phim bằng máy ảnh DSLR là có độ sâu trường ảnh (DoF – Dept of Field) nông cho khả năng xóa phông rất tốt, nhưng điểm bất lợi là sẽ khó lấy nét hơn.
Xin mời xem một vài mẹo dưới đây (cũng được các cameraman chuyên nghiệp áp dụng) để giúp bạn lấy nét tốt hơn khi quay phim bằng máy ảnh DSLR nhé.



1/ Nắm rõ về ống kính (Lens)
Cần nắm rõ đặc tính của ống kính khi quay phim bằng máy ảnh DSLR
Mẹo đầu tiên chẳng có gì to tát , vì đây nghiễm nhiên là điều bạn cần làm: hiểu thật rõ về ống kính mà bạn đang sử dụng. Càng thao tác nhuần nhuyễn với ống kính của mình bao nhiêu, bạn càng lấy nét nhanh và chính xác bấy nhiêu.
Một “bài tập” đơn giản mà bạn nên thực hiện mỗi ngày với ống kính là tự di chuyển xung quanh hoặc xa gần một đối tượng và xoay vòng focus để cố gắng giữ nét tối đa. Việc này sẽ dần hình thành cho bạn phản xạ vô điều kiện khi lấy nét với ống kính của mình.

2/ Hãy lấy nét chủ thể ở gần trước
Độ sâu trường ảnh (Dept of Field – vùng sắc nét) có những tính chất rất đặc biệt. Khi bạn đóng khẩu độ, vùng sắc nét sẽ rộng hơn, giúp chúng ta dễ dàng giữ nét nhiều thứ trên màn hình.
Liên quan đến tiêu cự, khi bạn tiến gần đối tượng thì vùng săc nét sẽ nhỏ lại, và ngược lại khi lùi xa khỏi đối tượng thì vùng sắc nét sẽ rộng hơn.
Điều này có nghĩa là bạn nên lấy nét đối tượng nào ở gần máy quay trước, sau đó kéo lùi máy quay (hoặc zoom out) để lấy nét những đối tượng ở vị trí xa hơn.

3/ Di chuyển theo đối tượng
Mẹo này sẽ giúp bạn giữ nét đối tượng trong khi phải di chuyển camera để bám theo đối tượng đó. Khoảng cách giữa camera và đối tượng đóng vai trò quyết định trong trường hợp này. Bạn cần phải xác định khoảng cách này và điều chỉnh thao tác lấy nét khi khoảng cách bị thay đổi (có thể kết hợp xoay vòng focus trên ống kính hoặc di chuyển camera nhanh chậm để giữ nét). Và đây cũng chính là một trong những thao tác cơ bản mà bạn cần luyện tập hàng ngày.

4/ Đánh dấu các điểm cần lấy nét
Cách này nghe có vẻ nghiệp dư và… thủ công , nhưng lại khá hiệu quả. Đơn giản là bạn có thể dùng bút lông hoặc một mẩu băng dính để đánh dấu trên vòng focus những điểm lấy nét (có thể áp dụng cho nhiều điểm lấy nét khác nhau). Nó sẽ giúp bạn chỉnh vòng focus thật nhanh và chính xác để lấy nét các điểm mà bạn đã xác định trước trên khung hình.

5/ Sử dụng dụng cụ hỗ trợ lấy nét khi quay phim bằng máy ảnh
Quay phim bằng máy ảnh DSLR
Vòng lấy nét rất hiệu quả khi quay phim bằng máy ảnh DSLR
Cách cuối cùng là mua một dụng cụ hỗ trợ gọi là “vòng lấy nét”. Nó sẽ giúp bạn lấy nét nhanh và chính xác nhờ núm vặn và các bánh răng, rất dễ dàng thao tác và canh vòng focus.
Giá của nó cũng rất rẻ, chỉ xấp xỉ 4 – 5 usd (trên dưới 100.000đ).

6/ Tận dụng chức năng Auto Focus
Nếu còn quá “lóng ngóng” trong thao tác lấy nét, và bạn lại may mắn sở hữu một chiếc máy ảnh DSLR có chế độ lấy nét tự động (Auto Focus) mạnh mẽ, hãy tận dụng nó. Dù không phải khả năng lấy nét tự động của chiếc máy ảnh nào cũng thật sự hiệu quả, nhưng ít ra nó sẽ giúp bạn tránh được tình trạng … quay xong cũng không dùng được vì bị out nét tùm lum
Cuối cùng thì còn một điều an ủi là: nếu có lỡ bị out nét (ở mức độ vừa phải) trong khi quay, thì khâu xử lý hậu kỳ (dựng phim) trên phần mềm sẽ giúp bạn cứu rỗi lại được phần nào đấy.
Nguồn: Internet

MÔ TẢ CÔNG VIỆC CÁC VỊ TRÍ TRONG MỘT ĐOÀN PHIM


Có bao giờ bạn tò mò về các chức danh (credit) xuất hiện sau khi một bộ phim kết thúc? Để hoàn thành một bộ phim điện ảnh (nhất là các phim kinh phí cao), hệ thống nhân sự trong một đoàn phim được chia thành rất nhiều bộ phận với những chức năng chuyên biệt và phức tạp.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được các vị trí khác nhau trong một đoàn phim. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ quy mô của mỗi phim và các vai trò dưới đây có thể thay đổi (một vị trí đảm nhiệm nhiều vai trò).











1. ACTING SERVICES – DIỄN XUẤT
Acting Coach (Huấn luyện viên diễn xuất): giúp các diễn viên phát triển khả năng diễn xuất của họ bằng cách dạy họ cách phát triển nhân vật theo chiều sâu để chuẩn bị cho những vai diễn đặc biệt hoặc thi tuyển. Huấn luyện viên diễn xuất còn có vai trò quan tâm đến từng cá nhân và hướng dẫn kỹ thuật diễn xuất chuyên sâu cho cả cá nhân và nhóm.
Casting Assistant (Trợ lý tuyển vai) – làm việc với các đạo diễn tuyển vai khi tiến hành thử Người này sẽ giúp tổ chức và quản lý thông tin và các chi tiết liên quan đến các diễn viên trong suốt quá trình casting.
Casting Director (Đạo diễn tuyển vai) – là người làm việc chặt chẽ với đạo diễn trong suốt quá trình tuyển diễn viên. Trong khi đạo diễn hoặc nhà sản xuất thường đảm nhận vai trò quyết định trong việc sẽ lựa chọn diễn viên cho các nhân vật chính thì các đạo diễn tuyển vai là người tổ chức casting, chọn lựa, ký hợp đồng với các diễn viên khác.
Choreographer (Biên đạo múa) – người lên kế hoạch, thiết kế và chỉ đạo những phân cảnh hành động trong phim. Những cảnh hành động có thể bao gồm nhảy múa, đánh nhau, hay những cảnh khác có mức độ phối hợp.
Dialect Coach (Huấn luyện viên ngôn ngữ) – hỗ trợ trong việc hướng dẫn cho diễn viên đối thoại một cách phù hợp với kịch bản. Điều này bao gồm việc dạy cho diễn viên những điểm nhấn, tông giọng, tiếng địa phương và những chi tiết khác sao cho phù hợp với những đặc điểm của nhân vật.


2. ANIMALS – ĐỘNG VẬT
Animal Wrangler (Người điều khiển động vật) – người điều khiển, hướng dẫn và chăm sóc cho một con vật cụ thể được sử dụng để quay phim. Người này có chuyên môn trong việc điều khiển động vật và thường là chủ nhân của con vật. Các loại động vật phổ biến thường là chó, mèo, chim, thỏ và các loại thú nuôi dễ đào tạo khác.
Livestock Coordinator (Điều phối gia súc) – là người cung cấp và kiểm soát một đoàn vật nuôi đặc biệt để quay Các loại gia súc phổ biến thường dùng trong phim là ngựa, bò và các đàn động vật lớn khác.


3. ART DEPARTMENT – BỘ PHẬN MỸ THUẬT
Art Director (Giám đốc thiết kế mỹ thuật) – là người làm vệc với các nhà thiết kế sản xuất và chịu trách nhiệm cho việc thiết kế và xây dựng một bộ phim. Về cơ bản, họ là người hỗ trợ cho nhà thiết kế sản xuất và giúp xây dựng “cái nhìn” và “cảm xúc” cho bộ phim.
Carpenter (Thợ mộc) – làm nhiệm vụ thiết lập và xây dựng các bộ phận dưới sự giám sát của các điều phối viên xây dựng. Các bộ phận này thường bao gồm tất cả các tòa nhà, các bức tường và các loại công trình xây dựng lớn.
Concept Illustrator (hay còn gọi là các nghệ sĩ tạo hình) – có thể tạo ra một mô hình máy tính tạo hình 3D theo kịch bản, cho phép các nhà thiết kế sản xuất xác định được một cảnh sẽ trông như thế nào. Các Concept Illustrator thiết kế và dựng trước các cú máy, góc quay, độ dài tiêu cự, các chuyển động máy theo mong muốn của đạo diễn. Mô hình máy tính tạo ra điều này có thể miêu tả kết cấu bề mặt khác nhau, ánh sáng và thậm chí cả trang phục.
Construction Coordinator / Set Builder (Điều phối viên xây dựng/ người dựng cảnh) – là những người làm nhiệm vụ giám sát việc chế tạo và đảm bảo cho các bộ phận khác được nguyên vẹn theo chỉ dẫn của các nhà thiết kế sản xuất và giám đốc thiết kế mỹ thuật (art director). Người này cũng chịu trách nhiệm về ngân sách và đặt hàng các vật liệu cần thiết cho việc thiết kế. Các điều phối viên xây dựng cũng có thể chịu trách nhiệm cho việc thuê thợ mộc.
Production Designer (Nhà thiết kế sản xuất) – thường làm việc với đạo diễn và chịu trách nhiệm chính cho việc thiết kế tổng thể hình ảnh mà người xem “nhìn thấy” và “cảm giác” về một bộ Công việc này bao gồm việc sử dụng trang phục, phong cảnh, đạo cụ và các khung cảnh khác có thể phản ánh kịch bản phim.
Scenic Artist (Nghệ sĩ tạo cảnh) – là người chịu trách nhiệm thiết kế và xử lý các bề mặt vật dụng. Bao gồm các công việc như sơn, trát, tô màu, tạo kết cấu hay sử dụng bất kỳ phương pháp nào để tạo ra một quang cảnh. Thông thường, các Scenic Artist mô phỏng, đá, gỗ, kim loại hoặc gạch…
Storyboard Artist (Nghệ sĩ phác thảo kịch bản phân cảnh) – là người tạo ra một loạt các ảnh minh hoa và bản phác thảo dựa trên ý tưởng của đạo diễn trong khâu tiền kỳ. Mỗi phác họa đại diện cho một góc máy khác nhau. Những bản vẽ thường bao gồm các góc máy ảnh, nhân vật và thiết kế bối cảnh. Những minh họa đó sau đó được sử dụng để hỗ trợ cho các bộ phận khác trong việc tìm hiểu nhiệm vụ của họ.


4. CAMERA – QUAY PHIM
1st Assistant Camera (1st AC) (1st AC) (phụ quay thứ nhất) – phụ trách việc đo lường và chỉnh focus trong quá trình quay phim để đảm bảo mọi cảnh quay đều nét. Phụ quay thứ nhất cũng sắp xếp các cảnh quay, giúp set-up và dựng máy quay, cũng như bảo quản và làm sạch máy ảnh và ống kính.
2nd Assistant Camera (2nd AC) (2nd AC) (phụ quay thứ 2) – là người chịu trách nhiệm quản lý và điền tất cả thông số về cuộn phim, cảnh quay, đạo diễn, quay phim, ngày quay… để người dựng phim có thể làm việc một cách dễ dàng. Người này cũng theo sát đoàn quay để đảm bảo sự đồng bộ và ghi đúng nhãn cho mỗi shot.
Aerial Photographer (Người điều hành máy quay trên không) – là người có khả năng và được trang bị tốt để chụp ảnh và quay phim bằng các thiết bị trên không. Thường là các máy bay mô hình và trực thăng quay.
Camera Operator (Quay phim) – người điều khiển và vận hành máy quay trong suốt quá trình quay phim dưới sự giám sát của D.P (Đạo diễn hình ảnh). Người quay phim làm việc chặt chẽ với cả 2 phụ quay, họ kiểm soát khung hình, các động tác máy dưới sự hướng dẫn của đạo diễn hình ảnh.
Director of Photography (Đạo diễn hình ảnh) – là người phụ trách tổng quan hình ảnh trong Họ đề xuất loại máy quay và lenses phù hợp. Họ cùng đạo diễn thiết kế khung hình và các chuyển động của camera. Họ cũng chịu trách nhiệm về đoàn quay phim, thiết kế ánh sáng và cộng tác với các gaffer.
Data Handler / Wrangler – Đây là một công việc khá mới được tạo ra khi các định dạng video kỹ thuật số được sử dụng phổ biến. Các Data Wrangler thường là người chịu trách nhiệm tổ chức, ghi nhãn, tải, nhân bản và định dạng lại ỗ đĩa lưu trữ kỹ thuật số để sử dụng cho các phòng biên tập/hậu kỳ.
DIT – Digital Imaging Technician (Kỹ thuật viên hình ảnh kỹ thuật số) – Đây là công việc được tạo ra do sự phổ biến của các định dạng video kỹ thuật số hiện đại. Các kỹ thuật viên hình ảnh kỹ thuật số sử dụng các phương pháp xử lý ảnh khác nhau để cho ra chất lượng hình ảnh cao nhất có thể trong quá trình sản xuất. Người này thưởng quản lý việc chuyển giao và lưu trữ các dữ liệu hình ảnh một cách tốt nhất.
Steadicam Operator (Người vận hành máy quay cầm tay) – Steadicam là một dạng máy quay sử dụng một cánh tay cơ khí gắn vào cơ thể người quay phim để giúp việc cầm máy bằng tay trở nên dễ dàng hơn và cho phép người quay phim di chuyển trong lúc ghi hình mà tránh được tình trạng rung giật. Các Steadicam Operator là người chịu trách nhiệm thiết lập và vận hành steadicam trong khâu sản xuất. Hầu hết các Steadicam Operator đều là những người có sức khỏe tốt vì công việc này yêu cầu cần có sức khỏe và độ dẻo dai để vận hành steadicam.
Still Photographer (nhiếp ảnh hậu trường) – là người chụp ảnh tĩnh và tài liệu cơ bản về những cảnh hậu trường sản xuất. Thông thường, người này chụp những bức ảnh sử dụng cho mục đích tiếp thị như làm poster film và DVD nghệ thuật.


5. DIRECTING – KHỐI ĐẠO DIỄN
1st Assistant Director (Trợ lý đạo diễn 1) – làm việc với cả với giám đốc sản xuất và đạo diễn để lên lịch quay phim hiệu quả nhất có thể. Các trợ lý đạo diễn 1 chia kịch bản để xếp lịch quay phim, giúp các nhà quản lý sắp xếp diễn viên, nhân sự và các trang thiết bị cần thiết cho mỗi ngày quay. Đôi khi người này còn giúp đạo diễn hậu cảnh (background) cho một số cảnh.
2nd Assistant Director (Trợ lý đạo diễn 2) – làm việc trực tiếp với trợ lý đạo diễn 1 để thực hiện nhiệm vụ của mình. Lịch chi tiết cho từng ngày quay được các trợ lý đạo diễn 2 sắp xếp. Các trợ lý đạo diễn 2 cũng giúp các nhà quản lý sắp xếp diễn viên, thành viên đoàn làm phim và các thiết bị cần thiết cho mỗi ngày quay. Người này cũng hỗ trợ đạo diễn hậu cảnh cho các cảnh.
Director (Đạo diễn) – Các đạo diễn là các nghệ sĩ sáng tạo hàng đầu trong một bộ Đạo diễn làm việc chỉ đạo các diễn viên và kiểm soát về hoạt động sáng tạo cũng như hầu hết mọi khía cạnh của bộ phim. Đạo diễn đóng một vai trò to lớn trong casting, sửa đổi kịch bản, quay phim và dựng phim. Thông thường, các đạo diễn được thuê bởi các nhà sản xuất phim.


6. FOOD – THỰC PHẨM/HẬU CẦN
Craft Service – là những món ăn nhẹ và đồ uống cung cấp cho đoàn làm phim trong suốt quá trình quay Đây là một dịch vụ riêng biệt. Người phụ trách Craft Service thành lập và điều hành một cơ sở gần khu vực sản xuất để cung cấp các món ăn nhẹ và đồ uống.
Caterer – là người lên kế hoạch, tổ chức và chuẩn bị tất cả các bữa ăn cho toàn bộ bộ phận sản xuất phim. Caterer được dành một khu vực cho phép họ làm việc hiệu quả hơn và cũng giúp tiết kiệm thời gian sản xuất cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí đi ăn trưa của đoàn làm phim. Caterer có thể phục vụ cho đoàn làm phim khoảng từ 10 người cho đến hàng trăm người. Họ còn cung cấp các phần ăn chay để đáp ứng nhu cầu của từng người trong đoàn làm phim.
Food Stylist – là người chuẩn bị và sắp xếp thực phẩm một cách hấp dẫn để sử dụng trong các bức ảnh, quảng cáo hay phim ảnh. Người này thường có kiến thức căn bản trong ẩm thực, nấu nướng, phát triển các công thức và sáng tạo để tìm ra cách làm cho thức ăn trông hấp dẫn nhất có thể.
Assistant Food Stylist – là người giúp các Food Stylist trong việc chuẩn bị và sắp xếp thực phẩm. Người này có kiến thức sâu rộng trong việc nấu ăn, phát triển công thức và có khả năng hỗ trợ để tìm ra các giải pháp sáng tạo làm cho thức ăn trông hấp dẫn hơn.


7. GRIP – KHỐI KỸ THUẬT
Crane / Jib Operator – Người này chịu trách nhiệm set-up và vận hành máy quay cơ hay còn được gọi là “jib arm”. Jib Arm chủ yếu được sự dụng cho các cảnh quay lớn đòi hỏi độ cao đáng kể và chuyển động trơn.
Dolly Grip – Camera dolly là một cái xe đẩy nhỏ có bánh lăn bên dưới với một cánh tay nâng để gắn Dolly Shots giúp các cảnh quay mượt mà hơn. Các nhà điều hành máy quay và các trợ lý đạo diễn thường ngồi trên xe dolly trong các cảnh quay. Các Dolly Grip xây dựng đường ray, làm cho nó bằng phẳng và đặt dolly lên đường ray. Người này cũng khởi động, đánh dấu, đẩy dolly và điều khiển cánh tay trong suốt quá trình quay.
Grip (nhân viên kỹ thuật hiện trường) – có nhiệm vụ lắp đặt, điều chỉnh, vận hành tất cả các thiết bị liên quan đến kỹ thuật trong quá trình sản xuất phim. Bao gồm việc tạo ra mô hình và hiệu ứng đổ bóng, ánh sáng màu, khuyếch tán ánh sáng hoặc chắn sáng. Trong khi thợ điện phụ trách việc thiết lập hệ thống đèn chiếu sáng, dây cáp, các grip cung cấp mọi thứ để dựng hệ thống đèn, đảm báo chất lượng ánh sáng mà các gaffer mong muốn. Họ cũng cung cấp một loạt các kỹ xảo đặc biệt để bảo vệ và đảm bảo an toàn trong trường trường quay.
Key Grip (tổ trưởng kỹ thuật hiện trường) là người nắm chính hoạt động kỹ thuật hiện trường trong một bộ phim và phụ trách tất cả các nhân viên phụ trách hiện trường khác. Key Grip và Best Boy hợp tác với các Gaffer và đạo diễn hình ảnh đễ xây dựng các chiến thuật tốt nhất để hoàn thành một cảnh. Key Grip giám sát các hoạt động lựa chọn camera phù hợp cũng như quản lý việc chắn sáng hoặc khuếch tán.


8. LIGHTING – KHỐI ÁNH SÁNG
Best Boy – là người chịu trách nhiệm quản lý các thợ điện khác, giống như cách các Key Grip phụ trách các Các best boy thường điều hành, điều chỉnh và cân bằng tải điện trên máy phát điện khi có yêu cầu. Người này cũng chịu trách nhiệm phân phối các hệ thống cáp điệp cung cấp năng lượng cần thiết cho mỗi đèn.
Electrician (Thợ điện) – về cơ bản, thợ điện chịu trách nhiệm thiết lập và vận hành tất cả các công cụ chiếu sáng và cáp theo hướng dẫn của best boy hoặc gaffer. Đây là công việc đòi hỏi người làm phải có thể chất tốt vì đèn và cáp thường có trọng lượng lớn và được yêu cầu với số lượng nhiều. Thợ điện cũng phải có kiến thức về đèn Vonfram và HMI cũng như việc thay đổi và cài đặt bóng đúng vị trí.
Gaffer – các gaffer cũng được biết đến như là giám đốc kỹ thuật chiếu sáng. Người này chịu trách nhiệm chính cho việc phát triển một kế hoạch chiếu sáng theo mong muốn của đạo diễn hình ảnh. Các Gaffer thông báo cho Best boy và key grip về nơi đặt đèn và loại đèn nào cần đặt. Gaffer phụ trách việc cung cấp ánh sáng tốt nhất theo yêu cầu kịch bản cho các khung hình.


9. LOCATIONS – BỐI CẢNH
Location Assistant – là người giúp các Location manager và location scout các công việc liên quan đến việc điều phối các vị trị, bãi đậu xe cho đoàn làm phim và các loại xe dùng trong sản xuất. Những người này cũng hỗ trợ trong việc xin giấy phép quay phim và các giấy tờ pháp lý cần thiết khác.
Location Scout thường là người làm công việc tiền trạm bối cảnh và là một trong những thành viên đầu tiên của đoàn phim bắt tay vào khâu sản xuất. Location Scout hỗ trợ việc tìm địa điểm quay theo ý muốn của nhà sản xuất và đạo diễn. Các Location Scout thường có một cơ sở dữ liệu lớn và các bức ảnh về các địa điểm để tham khảo trước khi đi thực địa.
Locations Manager (phụ trách chọn bối cảnh) là người có nhiệm vụ chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục pháp lý để được cho phép quay phim tại một địa điểm cụ thể. Locations Manager cũng là người chịu trách nhiệm về các khoản phí dùng cho bối cảnh. Các địa điểm này bao gồm cả bối cảnh quay phim và khu đỗ xe cho đoàn phim.


10. MAKE-UP & HAIR – TRANG ĐIỂM VÀ TÓC
Hair Dresser– là người có trách nhiệm tạo kiểu tóc và duy trì kiểu tóc của các diễn viên trong suốt bộ phim. Hair Dresser thường có tất cả các đồ dùng cần thiết cho việc tạo kiểu tóc. Các Hair Dresser làm việc với các nghệ sĩ make-up để tạo cho diễn viên có ngoại hình tốt nhất có thể.
Makeup Artist có nhiệm vụ trang điểm cho các diễn viên sao cho phù hợp với vai diễn của họ, từ phong cách hiện đại đến phong cách cổ điển theo từng giai đoạn lịch sử. Makeup Artist tạo cho diễn viên có được ngoại hình theo mong muốn của đạo diễn, thường là phù hợp với khung cảnh và bối cảnh trong câu chuyện.


11. MEDICAL & SECURITY – Y TẾ VÀ AN NINH
Security (Bảo vệ) – Các nhà sản xuất thường thuê dịch vụ bảo vệ cho đoàn phim vì nhiều lý do khác Trong nhiều trường hợp, nhân viên bảo vệ chỉ cần làm những nhiệm vụ đơn giản như trông nom và bảo vệ các thiết bị trong thời gian đoàn làm phim không làm việc. Những lúc khác, nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ giúp đỡ đoàn làm phim kiểm soát đám đông hoặc hộ tống các diễn viên.
Set Medic – trong hầu hết các bộ phim lớn, một Set Medic là người chịu trách nhiệm về các trường hợp khẩn cấp về y tế và các tai nạn có thể xảy ra khi làm phim. Các Set Medic được trang bị một loạt các vật dụng y tế dùng cho các vết cắt nhỏ đến chân thương nghiêm trọng hơn. Các Set Medic là một biện pháp dự phòng rủi ro đơn giản nhưng hiệu quả nhằm đảm bảo việc sơ cứu kịp thời và đúng cách cho các thành viên đoàn làm phim hay diễn viên khi xảy ra tai nạn.


12. PRODUCTION – SẢN XUẤT
Accounting Assistant (Trợ lý kế toán) – làm việc trực tiếp với kế toán sản xuất, người chịu trách nhiệm quản lý tất cả các giao dịch tài chính trong quá trình làm phim.
Producer (Nhà sản xuất) – là một trong những vị trí hàng đầu trong đoàn làm phim. Điều này là do các nhà sản xuất chịu trách nhiệm về kinh phí làm phim, thuê đạo diễn, theo dõi tài chính của bộ phim. Các nhà sản xuất cũng làm công việc thuê người nắm chính trong đoàn làm phim, và thường hồ trợ trong việc lập kế hoạch phân phối chính thức cho bộ phim.
Production Accountant (Kế toán sản xuất) – là người chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý tất cả các giao dịch tài chính trong quá trình sản xuất.
PA. – Production Assistant (Trợ lý sản xuất) – nhiều người đã bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành công nghiệp điện ảnh với vai trò trợ lý sản xuất. Một trợ lý sản xuất thường chịu trách nhiệm chung hoặc phụ trách các công việc nhỏ mà nhà sản xuất yêu cầu. Nhiệm vụ cơ bản có thể bao gồm phụ trách máy bộ đàm, lập trại, làm bảng biểu, làm các việc lặt vặt khi cần thiết. Các trợ lý sản xuất cũng có thể giao việc cho người khác để hoàn thành công việc của mình.
Production Coordinator (Điều phối sản xuất) – là người có trách nhiệm điều phối hậu trường, chuẩn bị hầu cần, bao gồm thuê thiết bị, thuê thành viên đoàn phim, điều phối diễn viên. Ngoài ra, người này có thể xử lý các thủ tục giấy tờ cần thiết để tổ chức sản xuất. Vì lý do này, điều phối sản xuất là một thành viên quan trọng trong đoàn làm phim, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu sản xuất về ngân sách và thời gian.
Production Supervisor/UPM (Giám sát sản xuất) – là người làm việc với điều phối sản xuất và về cơ bản, người này còn giám sát việc tổ chức và phân bổ ngân sách sản xuất, kế hoạch của thành viên đoàn làm phim và diễn viên, giám sát tiền lương và ngân sách hàng ngày, lịch trình cho thuê thiết bị và các thủ tục giấy tờ. Người này có trách nhiệm đảm bảo ngân sách hợp lý theo từng ngày.
Production Supervisor – Assistant (Trợ lý giám sát sản xuất) – là người quản lý, giúp đỡ và hỗ trợ việc phân bổ nhân lực thành viên đoàn làm phim và diễn viên, kiểm soát thời gian làm việc của các thành viên, kiểm soát hóa đơn, lập lịch trình thuê các thiết bị và các vấn đề liên quan đến thủ tục giấy tờ.


13. PROPS – ĐẠO CỤ
Props Assistant (Trợ lý đạo cụ) – là người hỗ trợ các vấn đề về địa điểm và bố trí các đạo cụ. Người này trực tiếp làm việc và hỗ trợ cho các Prop master xử lý tất cả các đạo cụ khác nhau được sử dụng trong một bộ phim. Bao gồm tất cả các vật dụng di chuyển được như súng, dao, sách, điện thoại, bát đĩa, thực phẩm, dụng cụ âm nhạc, vật nuôi hoặc bất kỳ vật dụng nào khác mà bộ phim cần.
Prop Builder / Sculptor – là những người chịu trách nhiện xây dựng các đạo cụ đặc thù và cần thiết cho bộ phim khi không thể tìm mua chúng ở bên ngoài, hoặc giá mua quá đắt. Những người này có thể sử dụng nhiều dạng vật liệu khác nhau từ xốp, nhựa, đồ điện tử, kim loại, gỗ hoặc các loại kính. Những người này thường là các thợ thủ công, xây dựng và và điêu khắc có tay nghề.
Prop Master – các Prop Master mua lại, tổ chức, duy trì và quản lý tất cả các đạo cụ khác nhau cần thiết cho việc làm phim. Một đạo cụ về cơ bản được làm ra theo từng mảnh để có thể dễ dàng di chuyển và ráp lại. Các đạo cụ trong phim có thể là súng, dao, sách, điện thoại, chén dĩa, thực phẩm, dụng cụ âm nhạc, vật nuôi hoặc bất kỳ thứ gì mà đoàn làm phim cần cho bộ phim.
Set Decorator (Chuyên viên thiết kế bối cảnh) – là người đưa ra các quyết định về việc những đồ nội thất và đồ trang trí nào sẽ được sử dụng trong các cảnh Người này làm việc chặt chẽ với các Art Director và thiết kế sản xuất để tạo ra môi trường trực quan tối ưu cho việc quay phim. Bao gồm các hạng mục như tranh vẽ, vải và những phần không di chuyển được.
Set Dresser (Chuyên viên trang trí) – người này làm việc chặt chẽ với các Set Decorator để giúp trang bị và trang trí cho phù hợp với bộ phim. Các loại đồ trang trí bao gồm tất cả các mặt hàng không thể di chuyển như đồ nội thất, tranh vẽ, vải, màn treo và những thứ khác. Các Set Dresser hỗ trợ các Set Decorator các vấn đề cơ bản mà các Set Decorator cần để có được bối cảnh tốt cho phim.


14. SCRIPT – KỊCH BẢN
Script Consultant (Tư vấn kịch bản) – là người hỗ trợ người nhà biên kịch trong việc chuyển thể một quyển sách hay một câu chuyện trở thành một kịch bản. Người tư vấn sẽ phân tích kịch bản, tư vấn, hiệu chỉnh, sửa đổi lời thoại và câu chuyện hoặc phát triển nhân vật ở những điểm cần thiết. Họ còn có thể làm kịch bản ngắn lại hoặc dài hơn để có được một độ dài hợp lý. Nói chung, một trang từ kịch bản tương đương với một phút trên bộ Vì lý do này mà kịch bản phim thường có độ dài từ 90 đến 120 trang.
Script Supervisor (Giám sát kịch bản) – làm việc chặt chẽ với đạo diễn bằng cách ghi chú các chi tiết liên quan đến các cảnh đã quay và cần phải được Đồng thời cũng ghi nhật bất kỳ điểm sai lệch nào với kịch bản. Họ cũng đảm bảo rằng lời thoại của diễn viên đúng như trong kịch bản. Các Script Supervisor cũng ghi chú những điều cần thiết trong quá trình dựng phim như là địa điểm quay, tìm kiếm cảnh quay tốt nhất. Script Supervisor cũng thường xuyên giúp đảm bảo tính liên tục và sự thống nhất giữa các cảnh quay.
Script Writer (Biên kịch) – hỗ trợ những khách hàng có ý tưởng nhưng cần sự giúp đỡ để có thể đưa các ý tưởng đó ra giấy. Ngoài phim ảnh, biên kịch làm các công việc như soạn thảo kịch bản cho truyền hình hoặc phát thanh, video quảng cáo và giáo dục, phim tài liệu… Biên kịch cũng có thể chuyển thể những quyển sách hoặc câu chuyện phù hợp vào kịch bản phim – thứ được xem như kim chỉ nam cho toàn bộ quy trình làm phim. Kịch bản bao gồm lời thoại giữa các nhân vật, mô tả về khung cảnh trong câu chuyện hay giúp định hướng các cảnh quay…
Teleprompter – Các Teleprompter là các thiết bị gắn trước camera chứa lời thoại để các diễn viên đọc trong khi nhìn vào ống kính. Kỹ thuật này cũng được sử dụng bởi các phát thanh viên. Người điều hành Teleprompter giúp đặt và phóng đại chữ trên máy ảnh cũng như máy tính và cuộn văn bản đến đoạn phù hợp. Người làm việc này thường được cung cấp kịch bản trước để họ có thể nhập nó vào máy tính của họ trước khi đến trường quay.
Video Assist / VTR – người hỗ trợ kỹ thuật thu hình (Video Tape Recorder) trong quá trình sản xuất. Hầu hết các máy quay phim sử dụng phim thường có một cuộn băng ghi lại và có thể phát ngay lập tức những gì vừa quay. Vì bạn không thể xem phim 35mm chưa qua xử lý trong phòng tối, vậy nên đây là một công cụ đặc biệt hữu ích trong trường quay. Video Assist là thuật ngữ dùng để mô tả bản ghi và phát lại quá trình này. Việc kiểm tra các đoạn phim này lập tức cho phép đạo diễn có thể kiểm soát các yếu tố như diễn xuất của diễn viên, góc quay, khung, vũ đạo và các yếu tố khác cho phù hợp.\


15. SOUND – ÂM THANH
Boom Operator (người điều khiển cần thu thanh) – người này chịu trách nhiệm xác định vị trí các microphone trong khi quay trực tiếp. Boom Operator là người hỗ trợ cho những chuyên viên phụ trách âm thanh. Nhiều lúc, các Boom Operator được đề nghị giữ cần âm thanh cố định tại một vị trí trong nhiều phút. Boom Operator còn phải vừa di chuyển micro theo các chuyển động của diễn viên vừa phải tránh để mic lọt vào khung hình hay cản sáng để tạo ra âm thanh phù hợp và tốt nhất có thể.
Sound Mixer – Film – Các Sound Mixer trong một bộ phim là người phụ trách bộ phận âm thanh và chịu trách nhiệm giám sát, ghi lại âm thanh trong quá trình sản xuất. Các Sound Mixer quyết định việc sử dụng loại microphone nào, đặt mic ở đâu. Người này cũng có thể hòa trộn nhiều loại âm thanh khác nhau. Sound Mixer giám sát công việc của các Boom Operator và các vật dụng khác liên quan đến âm.


16. SPECIAL EFFECTS – HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT
FX Make-Up / Prosthetics – các bộ phận giả hoặc hiệu ứng đặc biệt: những người này sử dụng một loạt các kỹ thuật và vật liệu khác nhau như cao su, gelatin và các dụng cụ tạo màu cho da của diễn viên… Máu đông và máu, vết bỏng, các sinh vật, sự lão hóa… là những hiệu ứng đặc biệt thường sử dụng trong kỹ thuật hóa trang.
Pyrotechnics / Firearms – đôi khi còn được gọi là armorer, người này chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý, bảo trì và chăm sóc tất cả các loại vũ khí, chất nổ và pháo hoa sử dụng trong quá trình quay. Bao gồm tất cả các chất nổ trong cần dùng trong các cảnh quay hành động thực tế, các hiệu ứng khói trong cảnh chiển đấu. Pyrotechnicians thường được đào tạo bài bản và có giấy chứng nhận có thể xử lý các đạo cụ nguy hiểm có thể gây cháy nổ.
Special Effects Technician – là người hỗ trợ trong việc tạo ra các hiệu ứng đặc biệt có sử dụng máy móc cơ khí, các thiết bị quang học hoặc thiết bị gây ảo giác để tạo ra những hình ảnh sống động trong Các Special Effects Technician còn cung cấp cách hình ảnh cần thiết như các yếu tố thời tiết hoặc hỗ trợ để tạo ra các khung cảnh đỗ vỡ, sụp đổ, cháy, khói, vụ nổ. Họ cũng cung cấp các thiết bị cơ khí đặc biệt cho phép các diễn viên bay trên không.


17. STUNTS – DIỄN VIÊN ĐÓNG THẾ
Precision Driver (lái xe kỹ thuật cao) – Các bộ phim thường sử các Precision Driver, nhất là đối với các cảnh quay đòi hỏi sự khéo léo. Các Precision Driver thường đã được chứng nhận và và có tay nghề cao trong việc điều khiển nhiều loại xe dưới nhiều điều kiện thời tiết khác Họ được cho phép sử dụng các thiết bị định vị để xác định chính xác điểm dừng, tốc độ cần duy trì và xuất hiện đúng thời điểm.
Stunt Coordinator – là người quản lý và điều phối tất cả các cảnh quay hành động nguy hiểm đòi hỏi sự có mặt của diễn viên đóng thế trong Các Stunt Coordinator luôn tuân theo quy định an toàn trong quá trình quay để đảm bảo sự an toàn của mỗi diễn viên đóng thuế. Các cảnh nguy hiểm có thể bao gồm nhảy xuống từ độ cao lớn, các cảnh lật xe, lặn, rơi tự do, đâm xe, cháy, các pha nguy hiểm dưới nước và những pha hành động nguy hiểm khác cần đến sự giúp đỡ của diễn viên đóng thế.
Stunt Performer (Diễn viên đóng thế) – là người có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các pha hành động nguy hiểm trên màn ảnh. Dưới sự dám sát chặt chẽ của các Stunt Coordinator, các diễn viên đóng thế sẽ thực hiện các cảnh quay mà diễn viên không có khả năng hoặc không sẳn sàng để thực hiện theo kịch bản. Các cảnh nguy hiểm có thể bao gồm nhảy xuống từ độ cao lớn, các cảnh lật xe, lặn, rơi tự do, đâm xe, cháy, các pha nguy hiểm dưới nước và những pha hành động nguy hiểm khác cần đến sự giúp đỡ của diễn viên đóng thế.


18. TRANSPORTATION – VẬN CHUYỂN
Gang Boss / Transportation Captain – là người tổ chức và cung cấp các xe vận chuyển cho tất cả các thành viên đoàn lam phim, trang thiết bị và diễn viên đến và đi khỏi các địa điểm quay. Các Gang Boss / Transportation Captain triển khai các phương tiện và điều khiển và các thời điểm thích hợp giúp cho việc quay phim diễn ra đúng tiến độ và ngân sách. Họ cũng làm việc chặt chẽ với các nhà quả lý địa điểm trong việc xin giấy phép đậu xe và địa điểm đậu xe phù hợp.
Transportation Driver – là người làm việc dưới sự giám sát của Transportation Captain. Transportation Captain và tà xế lái xe và vận hành tất cả các loại xe được nhà sản xuất cung cấp đến và đi từ các địa điểm quay. Bao gồm việc di chuyển đoàn làm phim, thiết bị và diễn viên một cách an toàn đến và đi khỏi địa điểm quay theo lịch trình đã định. Các loại xe được cung cấp có thể là xe tải, xe khách, stake beds, flatbeds, limos, xe hơi hoặc bất kỳ loại xe nào cần thiết để phục vụ di chuyển.


19. WARDROBE – PHỤC TRANG
Costume Assistant (Trợ lý phục trang) – là những người làm việc dưới sự giám sát của các Costume Designer với tất cả mọi thứ liên quan đến trang phục của diễn viên. Nhiệm vụ của Costume Assistant là hỗ trợ việc tổ chức, phân bổ và tính toán các trang phục được sử dụng trong các cảnh quay. Họ cũng hỗ trợ trong việc duy trì và chăm sóc cho tủ đồ Đôi khi, công việc này có những yêu cầu rất khắt khe, đặc biệt là các phim mang yếu tố lịch sử.
Costume Designer (Thiết kế phục trang) – là người đưa ra các quyết định về tủ quần áo và trang phục mà diễn viên sẽ mặc dựa trên yêu cầu của kịch bản và miêu tả nhân vật. Costume Designer tạo hoặc chọn nhiều mẫu quần áo, kiểu dáng, màu sắc, kích thước và phụ kiện cho mỗi tủ quần áo được sử dụng cho quá trình sản xuất. Trong những bộ phim lớn hơn, các Costume Designer có các trợ lý hỗ trợ việc tổ chức, phân chia và duy trì tất cả các trang phục dành cho diễn viên.
Tác giả: Justin Griesinger
Nguồn: Film in Colorado

BÍ QUYẾT TẠO VIDEO “TUA NHANH THỜI GIAN” - TIME-LAPSE


Về cơ bản, time-lapse cũng là một dạng stop-motion (chụp liên tục nhiều tấm ảnh và ghép thành video) nhưng đặc biệt hơn là nó được tua nhanh thời gian thực trong khi stop-motion vẫn diễn ra với tốc độ bình thường.
Khi chụp liên tiếp mỗi giây một frame ảnh rồi ghép lại thành video và chiếu với tốc độ 30 hình/giây (fps) hoặc cao hơn, thời gian thực sẽ được tua nhanh ít nhất 30 lần.



▶︎ Thời gian chụp hết 1 frame ảnh càng lâu, hoặc thời gian delay (trễ) giữa các frame càng lâu, thì thời gian của video sẽ càng được tua nhanh hơn.
Đấy là lý do kỹ thuật này được tạm gọi là "Tua nhanh thời gian" nhằm giúp mắt người thấy rõ những chuyển động rất chậm (hoa nở, mây trôi) hoặc tăng tốc các chuyển động bình thường nhằm nâng "kịch tính" cho khung cảnh.

▶︎ Cứ mỗi giây cần 30 frame ảnh, thì sau 1 phút bạn sẽ cần 1.800 frame ảnh. Nên có những clip tiêu tốn đến hàng chục nghìn tấm ảnh là chuyện bình thường.
Kỹ thuật time-lapse này ngược với kỹ thuật time-warp (làm chậm thời gian) - quay phim với tốc độ hàng nghìn khung hình mỗi giây rồi phát lại với tốc độ khung hình thông thường 30 fps để chúng ta có thể thấy rõ những chuyển động rất nhanh như đạn bắn, vỡ ly,...
Làm time-lapse khá thú vị, tuy nhiên nó là nguyên nhân gây ra việc nâng cấp máy ảnh liên tục vì phải thay màn trập.

Một số video time-lapse ấn tượng thường miêu tả những khoảnh khắc thiên nhiên như hoa nở, hạt giống nảy mầm, mặt trời mọc,... nhưng quan trọng nhất, là video thành phẩm của bạn cần thể hiện được sự biến chuyển rõ rệt của sự việc qua thời gian.
Với đặc thù cho ra những video tua nhanh đầy ấn tượng, time-lapse được sử dụng rất nhiều trong phim ảnh nhằm biểu đạt sự trôi đi của thời gian. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật này cho dự án phim ngắn của mình sắp tới khi cần thiết.
(Nguồn: genk)

NHỮNG PHẨM CHẤT GIÚP BẠN THÀNH CÔNG TRONG NGHỀ ĐẠO DIỄN

Đạo diễn là một nghề cực kỳ hấp dẫn nhưng trước khi bước chân vào nghề nghiệp này, bạn phải đối diện với một thực tế: Không phải ai cũng có thể trở thành đạo diễn. Vậy bạn cần những gì?




▶︎ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG PHONG PHÚ
Trước tiên, đạo diễn phải có trí tưởng tượng vô cùng phong phú để hình dung những câu văn mô tả mà nhà biên kịch, nhà văn viết trong kịch bản của mình thành hình ảnh: những câu nói, hành động, cử chỉ, sự việc cụ thể mà qua đó, khán giả có thể hiểu được thông điệp của cảnh quay.


▶︎ KHẢ NĂNG HIỆN THỰC HOÁ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG
Có trí tưởng tượng thôi chưa đủ. Để trở thành một đạo diễn giỏi, người có trí tưởng tượng phong phú cũng phải là người có khả năng hiện thực hóa trí tưởng tượng bằng các sự kiện, hành động. Thế giới nội tâm của con người cực kì phức tạp. Do đó, người đạo diễn phải là người đủ nhạy cảm để khám phá, cảm nhận hết những thay đổi tinh vi đó trong tâm hồn con người. Sau đó, họ phải thể hiện nó bằng chi tiết cụ thế. Để diễn tả nỗi nhớ da diết, một nhà văn có thể dùng hàng chục trang viết để mô tả. Nhưng đối với một đạo diễn, phải có một hình ảnh, một chi tiết cụ thể nào đó để thể hiện, chứ hiếm khi có thể dùng lời mà biểu hiện được thành công. Đạo diễn giỏi chính là người sáng tạo ra những cách thể hiện, cách diễn tả độc đáo. Đôi khi, những chi tiết nhỏ đó trở thành “motif”, trở thành ẩn dụ mà nhiều người khác dùng đến trong những trường hợp tương tự.


▶︎ VỐN KIẾN THỨC, TRẢI NGHIỆM SỐNG
Đạo diễn làm việc với các bộ phim, mà mỗi bộ phim lại có những vấn đề, lĩnh vực tri thức riêng. Do đó, đạo diễn phải là người thông hiểu vấn đề được đề cập trong phim một cách kĩ lưỡng nhất, mới mong làm được bộ phim hay. Vốn kiến thức của đạo diễn phải phủ rộng vấn đề mà họ muốn nói tới trong phim: từ khoa học công nghệ, môi trường, võ thuật đến luật pháp, tôn giáo, chính trị v.v... Làm phim về một vùng đất là phải hiểu cả phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt, tâm lí, luật pháp, lịch sử, tâm tính... của con người cư ngụ ở vùng đất đó. Mỗi chi tiết nhỏ trong phim đều đòi hỏi người đạo diễn phải hiểu biết tường tận, để chi tiết đưa vào được “đắt” mà không bị “non”.


▶︎ NHẠY CẢM VỀ TÂM LÝ
Đạo diễn phải là người có khả năng hiểu biết về tâm lý. Nếu muốn trở thành một đạo diễn giỏi, trước hết bạn hãy cố gắng làm một nhà tâm lý giỏi. Tập quan sát phản ứng và diễn biến tâm lý của những người xung quanh trước một sự kiện nhất định, bạn sẽ rèn luyện cho mình tư duy logic về tâm lý học. Điều này rất quan trọng trong xử lý tâm lý nhân vật xuyên suốt quá trình đạo diễn một bộ phim.


▶︎ ÓC SẮP XẾP, TỔ CHỨC
Mỗi bộ phim truyện có ít nhất hàng ngàn cảnh. Mỗi cảnh lại quay 2-10 lần, thậm chí mấy chục lần. Để tổ chức được những cảnh này, tất nhiên đạo diễn cần có sự giúp việc của đội ngũ thư kí trường quay, nhưng không có trợ lý nào lại đắc lực hơn chính đầu óc tổ chức của đạo diễn đó. Điều này đồng thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình đạo diễn cùng với người dựng phim ráp các cảnh lại với nhau. Óc sắp xếp hợp lý sẽ đưa tới hiệu quả công việc cao, giải thoát họ khỏi tình trạng rối như tơ vò trong hàng ngàn, hàng vạn cảnh phim và hàng trăm đầu việc khác.
Có bao nhiêu lý do để trở thành một đạo diễn thì dường thư cũng có bấy nhiêu khó khăn để bạn vượt qua. Đừng quên trau dồi, học hỏi mỗi ngày, vì những đạo diễn thành công ngày hôm nay cũng đã phải vượt qua rất nhiều thử thách giống như bạn đấy.
(Nguồn: SIFS)

THIẾT LẬP MÁY ẢNH ĐỂ TRỞ THÀNH MÁY QUAY PHIM CHUYÊN NGHIỆP


Trong một bài viết trước, chúng tôi từng đề cập đến việc lựa chọn quay phim bằng máy chuyên nghiệp hay bằng máy ảnh. Quay phim bằng máy ảnh đòi hỏi bạn phải làm chủ được thiết bị cũng như điều chỉnh các thông số hợp lý. Có rất nhiều yếu tố quyết định đến chất lượng của một đoạn phim, do đó bạn nên thiết lập các thông số như sau.



▶︎ CHẾ ĐỘ FOCUS
Khi quay phim, máy ảnh không phụ thuộc vào chức năng lấy nét tự động (Auto Focus) vì vậy bạn gạt chức năng trên máy ảnh cũng như ống kính từ AF sang MF, để có thể toàn quyền kiểm soát độ nét của phim theo ý muốn.

▶︎ MOVIE EXPOSURE: từ Auto sang Manual
Bạn nên chuyển chế độ phơi sáng quay phim sang chế độ thủ công để hoàn toàn làm chủ cài đặt mà không phụ thuộc vào các chế độ tự động của máy ảnh.

▶︎ LCD BRIGHTNESS
Để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra, trước khi quay phim nên điều chỉnh ánh sáng của màn hình LCD về mức cân bằng nhằm tránh tình trạng nhìn thấy trên màn hình LDC dư sáng, nhưng khi xem lại hậu kỳ thì lại thiếu sáng, hoặc ngược lại.

▶︎ VIDEO SYSTEM
Bạn có thể lựa chọn hệ PAL hay hệ NTSC sau đó chọn độ phân giải lớn nhất mà bạn mong muốn. Số khung hình trên giây ở phần Movie rec. Size phù hợp với hệ PAL là 25fps và hệ NTSC 30fts.

▶︎ SOUND RECORDING
Bạn chọn chức năng ghi âm là Manual. Đối với Rec Level thì bạn chỉnh ở mức cân bằng, sau đó bấm máy thu âm giọng nói và kiểm tra trực tiếp trên máy tính để tránh tình trạng âm thanh bị nhỏ, hoặc rè.

▶︎ CHỨC NĂNG WIND FILTER: chọn Enable để làm giảm tiếng ồn của gió.

Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm một chiếc microphone chuyên dụng để thu được âm thanh chất lượng tốt nhất.

▶︎ NÊN BỎ CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN VÙNG SÁNG (highlight tone priority) để có được ánh sáng tối ưu cho video.

Nên chuyển sang chế độ tự động tối ưu hóa ánh sáng (auto lighting optimizer), chế độ này rất hữu dụng khi quay chân dung trong điều kiện ánh sáng không đều trên khuôn mặt.

▶︎ TỐC ĐỘ MÀN TRẬP
Tốc độ màn trập không chỉ ảnh hưởng tới khả năng phơi sáng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến độ rung nhòe hình ảnh chuyển động. Để giảm thiểu vấn đề này bạn nên điều chỉnh tốc độ màn trập lớn gấp đôi so với tốc độ ghi hình/giây. Tốc độ ghi hình khi quay phim được tính theo công thức: số khung hình trên giây x 2 = chỉ số tốc độ ghi hình phù hợp nhất. Trong trường hợp đủ sáng, có thể tăng tốc độ này lên cao như 1/250s, 1/500s để triệt tiêu hơn nữa hiệu ứng nhòa hình.

▶︎ ISO
Các máy ảnh cao cấp hiện nay có thể điều chỉnh mức độ nhạy sáng ISO lên rất cao. Nhưng khi quay phim thì bạn đừng quan tâm đến nhiều chỉ số này. Lời khuyên dành cho bạn đó là nên để ở chế độ Auto để có thể thoải mái chỉnh khẩu độ theo ý muốn của mình.

▶︎ KHẨU ĐỘ
Tương tự với chụp ảnh, bạn có thể điều chỉnh khẩu độ tùy biến theo nội dung hay hoàn cảnh lúc quay phim để có được độ sâu trường ảnh (DOF) mong muốn.

Đừng quên thử nghiệm thật kỹ với các thiết lập này trước khi bắt đầu quay thực sự để đảm bảo chất lượng phim được như ý.

(Tổng hợp)

GIAI ĐOẠN TIỀN KỲ CỦA PHIM CẦN LÀM NHỮNG GÌ?


Một bộ phim hoàn chỉnh, thu hút người xem đòi hỏi nhà làm phim không chỉ có những ý tưởng sáng tạo mà còn cần cả độ ngũ sản xuất chuyên nghiệp và sự chuẩn bị đầy đủ kỹ lưỡng nhất cho từng giai đoạn. Một trong những giai đoạn quan trọng đầu tiên không thể không nhắc đến là giai đoạn tiền kỳ. Vì vậy, hãy đảm bảo giai đoạn tiền kỳ được đầu tư xứng đáng.



▶︎ CASTING:
Casting là quá trình tuyển chọn và tìm ra diễn viên thích hợp nhất cho những vai chính, vai phụ của bộ phim. Quá trình này đòi hỏi diễn viên ứng tuyển diễn thử những nhân vật mà mình muốn nhập vai. Đây là quy trình được đặc biệt xem trọng, và là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của phim. Do đó, cần có sự cân nhắc rất thận trọng trước khi bước vào giai đoạn casting cho một bộ phim.


▶︎ PHỤ TRÁCH TRƯỜNG QUAY:
Tìm kiếm và quản lý các địa điểm thực hiện các cảnh quay. Phần lớn các nội cảnh được thực hiện trong các xưởng quay nhưng với các ngoại cảnh, phụ trách trường quay phải có trách nhiệm lựa chọn địa điểm quay thích hợp và chuẩn bị để việc quay phim diễn ra thuận lợi nhất.


▶︎ THIẾT KẾ ÂM THANH:
Phụ trách xây dựng các âm thanh ngoài những phần thu trực tiếp từ trường quay và kết hợp hai loại âm thanh này cho phù hợp với các cảnh quay đã thực hiện. Bên cạnh đó, đoàn làm phim còn có thể tiến hành liên hệ với nhạc sĩ, nghệ sĩ để bắt đầu soạn nhạc, viết các bài hát chủ đề cho phim.


▶︎ Ngoài ra, giai đoạn tiền kỳ còn bao gồm các công tác như xây dựng kế hoạch lên bối cảnh cho các cảnh quay; phụ trách nghệ thuật sẽ quản lý các mặt nghệ thuật đặc thù của phim như trang phục, hóa trang, kiểu tóc…
Khá nhiều thứ cần phải chuẩn bị để quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, hãy chuẩn bị thật tốt cho dự án sắp tới các bạn nhé!
(Nguồn: Tổng hợp)

VIẾT KỊCH BẢN PHIM NGẮN – 7 ĐIỀU NHÀ LÀM PHIM CẦN NHỚ

Đối với các biên kịch mới vào nghề, sáng tác kịch bản phim ngắn chính là cánh cửa cơ hội. Phim ngắn không hề là một định dạng kém cạnh để kể một câu chuyện điện ảnh.
Trên thực tế, việc sáng tác chúng cũng cần những kỹ năng tương tự như khi viết một kịch bản phim dài – chỉ là ở một quy mô nhỏ hơn. Mặc dù cơ hội để phát sóng trên truyền hình có thể hạn chế, vẫn có rất rất nhiều những cơ hội cho các nhà làm phim ngắn. Có lần, tôi có tình cờ đọc được những dòng sau trên IndieWire:
“Các bộ phim ngắn đã từng thuộc một phạm trù rất hàn lâm, nghệ thuật. Nhưng giờ đây, đã có một sự bùng nổ trong giới làm phim. Với sự phát triển của công nghệ, các bộ phim ngắn đã thu hút được sự chú ý của nhiều người hơn, nhiều nhà làm phim sản xuất phim ngắn và đưa lên mạng. Bỗng nhiên, chúng ta chẳng cần đưa ra lời giải thích nào nữa. Tất cả đều đã từng xem phim ngắn, ít nhất một lần.”
Rất nhiều nhà biên kịch và đạo diễn giỏi có xuất phát điểm từ việc làm phim ngắn. Bạn có biết rằng Sacha Gervasi, biên kịch của “The Terminal”, tìm được người đại diện của ông ấy nhờ vào một bộ phim ngắn xuất sắc mà ông ấy từng viết. Việc này tuy hiếm, nhưng nó vẫn xảy ra. Trong nhiều trường hợp, đây là cách tuyệt vời để trau dồi kỹ năng viết lách của bạn; nó ít đáng sợ hơn là việc bắt tay ngay vào viết một kịch bản phim dài khi mà bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Sau đây là 7 quy tắc bạn nên nhớ khi viết một kịch bản phim ngắn:



1. Càng ngắn càng tốt
Một bộ phim ngắn có thể có độ dài từ 15 giây đến 45 phút. Hãy cố gắng làm bộ phim của bạn càng ngắn càng tốt, bởi vì một bộ phim càng ngắn, chi phí làm phim sẽ càng thấp. Lẽ dĩ nhiên, sự phát triển của công nghệ số ngày càng giúp ích nhiều cho các nhà làm phim, tuy vậy tiền thì vẫn tốn và đoàn phim vẫn cần phải ăn. Nếu bạn vì áp lực chi phí mà ghi hình vội vàng, bộ phim của bạn sẽ có nguy cơ trông nghiệp dư. Nó có thể có chi phí thấp nhưng thành phẩm thì cần phải chuyên nghiệp. Hơn nữa, nếu bạn muốn phim mình được chọn vào các liên hoan phim thì để nó kéo dài quá 10 phút, tối đa khoảng 7-8 phút là đẹp nhất. Tại sao? Bởi nếu bộ phim của bạn dài, nó sẽ chiếm nhiều thời lượng trình chiếu, mà các liên hoan phim thì thích chiếu được càng nhiều bộ phim càng tốt! Bạn luôn có thể tạo ra cảm xúc đặc biệt cho người xem chỉ trong một vài phút ngắn ngủi.


2. Cố gắng thực tế khi sáng tác
Điều tuyệt vời khi viết một kịch bản phim ngắn đó là bạn có thể viết về bất kỳ điều gì, sẽ không có hãng phim nào đằng sau điều khiển bạn cả. Tuy vậy, tôi khuyên bạn đừng nên làm ngơ với những yếu tố thực tế khi sáng tác. Tôi đã từng đọc các tác phẩm với hàng chục trang phân cảnh hành động, rượt đuổi ô tô và biên kịch của nó không nhận ra là sẽ tốn bao nhiêu thời gian, tiền bạc nếu cảnh đó được thực hiện. Ngược lại, hãy xem việc viết kịch bản phim ngắn chính là một cơ hội để bạn tính xem với mỗi một dòng bạn viết ra đoàn làm phim sẽ tốn bao nhiêu tiền. Viễn cảnh về một con ngựa trắng phi nước đại dưới ánh trăng xem chừng rất đẹp trong tưởng tượng của bạn nhưng bạn có người bạn thân nào là cao bồi hay chuyên gia kỹ xảo CGI không? Nếu bạn chỉ có trong tay những nguồn lực khiêm tốn, hãy bắt đầu khiêm tốn.


3. Kể bằng hình ảnh
“Phim là phương tiện hình ảnh.” “Tả, đừng kể.” (Show, don’t tell). Đó là những quy tắc vàng mà các biên kịch lão làng luôn đưa ra cho chúng ta. Vậy mà vẫn có rất nhiều kịch bản chỉ toàn kể và kể. Điện ảnh có nghĩa là kể câu chuyện bằng hình ảnh, và đó cũng là cách tiết kiệm nhất để kể một câu chuyện – khi bạn viết một kịch bản phim ngắn, tiết kiệm là tất cả. Hãy dùng hình ảnh kể câu chuyện quá khứ của nhân vật, khắc họa xuất thân và tính tình của họ…


4. Tìm kiếm các khoảnh khắc giá trị
Những phim ngắn hay thường là về những khoảnh khắc được hé lộ, những khoảnh khắc có câu chuyện của riêng nó. Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là có một mâu thuẫn được giải quyết, khi có một cái giá phải trả và nhân vật chính phải đưa ra lựa chọn giữa thế lưỡng nan. Nếu được, hãy cố gắng thêm vào yếu tố thời gian (ticking clock). Điều này không phải tối cần thiết nhưng nó sẽ giúp tăng độ căng thẳng cho bộ phim. Bộ phim ngắn On Time là một ví dụ tuyệt vời về việc một bộ phim ngắn có thể đáp ứng tất cả mọi điều ở trên, câu chuyện về một anh chàng thất tình trẻ tuổi có thể nhìn thấy trước tương lai.


5. Kể một câu chuyện
Mục tiêu của bạn luôn luôn là hướng tới việc kể một câu chuyện hấp dẫn. Cẩn thận với các bộ phim quá tập trung vào ý tưởng lạ hay phá luật chỉ vì muốn phá luật. Phim ngắn là một cơ hội tuyệt vời để vượt ra khỏi khuôn khổ kể chuyện truyền thống, nhưng với điều kiện nó phải kết nối được với cảm xúc của khán giả. Trừ khi là phim cực ngắn, một bộ phim ngắn nên có một nhân vật chính với một mục tiêu xác định và có một nhân vật phản diện cùng những trở ngại trên đường đi. Hãy xem I love Sarah Jane. Nó kể về một nhóm những thiếu niên ở khu phố ma khi những người lớn đã bị biến thành zombie, nhưng cốt lõi câu chuyện của nó vẫn là về một cậu bé người không thể đến được với cô gái lớn tuổi cậu yêu.


6. Thu hút người đọc
Bởi vì bạn không có nhiều thời gian, gây ấn tượng từ trang đầu tiên là vô cùng quan trọng; nó giống như việc bạn phải thu hút được khán giả ở 10 trang đầu tiên của một kịch bản phim dài vậy. Thế giới trong phim như thế nào? Chúng ta có nhân vật nào để ủng hộ hay không? Thế giới và câu chuyện phim có đáng tin không? Đoạn kết cũng vô cùng quan trọng, vì rất hiếm khi một người cảm thấy cảm động ở cuối một bộ phim ngắn, nên hãy tập trung vào việc tạo ra một cái kết ý nghĩa và thỏa mãn người xem.


7. Coi chừng những điều cũ kỹ khi sáng tác phim ngắn
Có rất nhiều những điều cũ kỹ nhàm chán trong các bộ phim ngắn. Vì cớ gì mà người ta nghĩ rằng cần phải viết thêm một kịch bản nữa về một tên sát thủ giết thuê, cướp nhà băng, một người đang chết dần, trẻ em đại diện cho sự ngây thơ.. ? Hãy tránh những điều khuôn mẫu trừ khi bạn thêm vào đó những nét chấm phá mới. Đó là điều The Descendent đã làm. Trong bộ phim này, một cặp sát thủ được thuê để giết một đứa trẻ dễ thương và một trong hai đã hoảng sợ khi anh ta phát hiện ra rằng đứa trẻ đó siêu năng lực. Viết về những điều quen thuộc với bạn và điều khiến bạn rung động sẽ tốt hơn là viết những điều bạn lấy từ những phim khác. Đừng rụt rè trước những câu chuyện nhỏ, phim ngắn chính là định dạng hoàn hảo cho nó và bạn sẽ không có nhiều cơ hội để kể những câu chuyện nhỏ khi đã trở thành nhà biên kịch chuyên nghiệp đâu.


Tạm kết
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là: hãy xem càng nhiều phim ngắn càng tốt. Sẽ vô cùng có ích khi bạn biết được người ta đã làm gì ngoài kia và biết rằng khán giả cảm nhận gì về nó. Và, hãy cứ tiếp tục viết.
Cahu / Stéphanie Joalland - Raindance
* Nguồn: RGB.vn

 KINH NGHIỆM QUAY PHIM CHUYÊN NGHIỆP TRONG CÁC SỰ KIỆN


Để có thể quay được một đoạn phim chuyên nghiệp đòi hỏi người quay phim cần nắm chắc được những nguyên tắc cơ bản trong quá trình quay phim. Và trong bài viết này xin chia sẻ với bạn kinh nghiệm quay phim chuyên nghiệp trong các sự kiện.
Ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn về các tư thế và các cách quay như thế nào để có thể tạo nên được những thước phim, đoạn video chuyên nghiệp nhất.



CÁCH CẦM MÁY QUAY PHIM
Nghe có vẻ hơi buồn cười khi đây là vấn đề đầu tiên mà chúng tôi đề cập tới, đúng là ai mà chả biết cầm máy để quay. Nhưng bạn có cầm máy chắc hay không và yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của đoạn phim mà bạn quay đó.
Vì nếu khi cầm máy quay không chắc chắn, bị rung khi quay sẽ tạo ra những đoạn phim bị nhòe, gây nhức mắt, khó chịu cho người xem. Để có thể cố định được máy quay phim, bạn nên dùng chân máy. Đây sẽ là một trong những giải pháp tối ưu nhất và cũng thường được các nhà quay phim chuyên nghiệp áp dụng khi quay.


KIỂU QUAY PHIM
Việc áp dụng những kiểu quay, góc quay khác nhau sẽ tạo cho bạn những đoạn phim không bị nhàm chán cho người xem khi chỉ có một góc nhìn cố định và điều này cũng sẽ thu hút người xem hơn.
Với góc độ quay phim bạn nên chọn các góc quay vừa tầm mắt tức là máy quay sẽ được đặt thẳng trước mặt người quay và quay vào đối tượng theo chiều ngang, góc quay thấp được thực hiện khi đặt máy quay ở vị trí ngang tầm từ đầu gối đến eo.
Góc quay này giúp tăng được chiều cao của đối tượng được quay phim. Với góc quay từ trên cao xuống sẽ tạo được những khung hình độc đáo, sáng tạo cũng như nhìn được toàn cảnh. Việc chọn kiểu quay, tư thế quay bạn có thể thay đổi linh hoạt tùy theo từng cảnh quay sao cho hợp lý nhất.


DÙNG CHÂN MÁY QUAY PHIM
Việc sử dụng chân máy sẽ giúp cố định máy quay, và hình ảnh sẽ không bị rung, nhòe, giúp bạn có được những cảnh quay đẹp. Tuy nhiên có hạn chế là sử dụng chân máy sẽ không tạo được độ linh hoạt về góc quay. Vì thế, trước mỗi cảnh quay, bạn cần xác định được tọa độ, chiều cao của đối tượng để lựa chọn những đế máy quay phù hợp.


GÓC MÁY QUAY PHIM
Trong khi quay phim, bạn nên hạn chế quay những cảnh có góc quay rộng, cảnh quay bao quát toàn bộ không gian trong khung hình. Vì như thế sẽ làm loãng khi có cùng lúc nhiều đối tượng quay xuất hiện trong cùng một cảnh. Bạn nên tập trung quay phim những đối tượng chính.


Ý TƯỞNG KỊCH BẢN
Một đoạn phim hay và đẹp không chỉ dựa vào kỹ thuật quay mà còn cần phải có một kịch bản cụ thể và tốt. Cũng không nhất thiết kịch bản của bạn phải quay xuyên suốt, mà bạn nên chia ra làm các đoạn nhỏ, song hãy cố gắng logic chúng lại với nhau khi quay.


QUAY ĐỐI TƯỢNG DI CHUYỂN
Khi quay các đối tượng đang di chuyển theo hướng vuông góc với máy quay, bạn không nên đặt đối tượng vào ngay chính giữa khung hình, mà bạn hãy để đối tượng sát cạnh trái hoặc cạnh phải hơn, và phía trước phần mặt nên có khoảng không nhiều hơn so với sau lưng.
Với những chia sẻ kinh nghiệm quay phim mà chúng tôi gửi tới các bạn qua bài viết này, hy vọng sẽ giúp mọi người có thêm cho mình những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công.

5 QUY TẮC CHỤP ẢNH ĐẸP BẰNG ĐIỆN THOẠI MÀ AI CŨNG NÊN BIẾT

1. Chọn lựa khung cảnh đơn giản
Khi chụp ảnh, chắc chắn bạn sẽ nhắm tới đối tượng của mình chụp và tập trung vào đó dẫu cảnh vật có ra sao. Nhưng máy ảnh thì không, nó chụp lại tất cả. Và nếu bạn không muốn người xem không hiểu bạn muốn chụp cái gì hay muốn nhấn mạnh điều gì, hãy lược bớt những gì thừa thãi trong khung cảnh của bạn đi và chụp.


Mẹo chụp hình:
Đưa máy lại gần hơn để chụp với những cảnh rộng.
Nếu là cảnh tĩnh vật thì loại bớt các vật thể không liên quan.


2. Lấp đầy khoảng trống trong khung hình
Đây là một lỗi rất phổ biến mà nhiều người mắc phải và ngay cả bản thân mình cũng bị. Việc này xuất phát từ khi bạn chụp một tấm hình mà để chừa lại một khoảng trống khá lớn về một bên hoặc là xung quanh khiến người xem cũng cảm thấy bối rối.
Mẹo chụp hình:
Đưa máy hoặc vật thể hoặc chủ thể lại gần hơn để chụp.
Căn chỉnh lại vật thể hoặc chủ thể vào giữa khung hình.


3. Thay đổi tỉ lệ khung hình
Thật là nhàm chán nếu các tấm hình của bạn vẫn mãi chỉ ở tỉ lệ 4:3 quen thuộc. Hãy thử sang ảnh vuông với tỉ lệ 1:1 hoặc khung ảnh màn ảnh rộng tỉ lệ 16:9. Việc thay đổi tỉ lệ khung hình sẽ kích thích sự sáng tạo của bạn lên rất nhiều.


4. Tránh xa tâm của khung hình
Đây là một quy tắc chụp nâng cao hơn khi mà bạn đã quen chụp với điều kiện đưa vật thể vào tâm của khung cảnh. Việc đưa chủ thể hoặc vật thể ra ngoài tâm của khung hình sẽ tạo nên những bức ảnh có chiều sâu hơn. Tuy nhiên, để chụp những tấm hình như vậy thì bạn cần phải có thời gian luyện tập bởi vì nó sẽ đòi hỏi bạn phải có cảm quan tốt hơn chứ không còn là nhắm mắt rồi chụp nữa.
Mẹo chụp hình:
Cứ đưa chủ thể hoặc vật thể ra khỏi tâm của khung hình.
Lựa chọn góc chụp, điều kiện ánh sáng, khung cảnh xung quanh,... sao cho phù hợp nhất.


5. Tận dụng các đường dẫn hướng có sẵn
Những đường dẫn hướng này có thể là đường ray xe lửa, hàng rào,... và cũng có thể cong hay thẳng tùy theo cảnh vật. Việc tận dụng những đường này sẽ giúp điều chỉnh hướng nhìn của người xem về một chủ thể hoặc vật thể mà bạn muốn làm nổi bật. Hoặc đơn giản là những đường đồng nét song song này sẽ tạo nên cho bức ảnh của bạn có thêm chiều sâu.
Nguồn: Sưu tầm

 


- Làm lại dựa trên thiết kế có sẵn hoặc resize lại (mẫu của khách hàng hoặc Freepik.com)
- Text và logo (khách hàng cung cấp)
- Hình ảnh (không edit, không retouch, chỉ crop hình)
- Chỉnh sửa: 2 lần
- Thời gian chỉnh sửa: trong vòng 1 ngày
- KHÔNG thiết kế độc quyền
- KHÔNG lên ý tưởng phác thảo
- KHÔNG hỗ trợ mua hình
- KHÔNG backup option
- KHÔNG xử lý hình ảnh (tách hình khỏi nền)

Giá 300k


Chia sẻ miễn phí file thiết kế Thiệp mời sự kiện Hành trình vượt khó từ ước mơ





- Làm lại dựa trên thiết kế có sẵn hoặc resize lại (mẫu của khách hàng hoặc Freepik.com)
- Text và logo (khách hàng cung cấp)
- Hình ảnh (không edit, không retouch, chỉ crop hình)
- Chỉnh sửa: 2 lần
- Thời gian chỉnh sửa: trong vòng 1 ngày
- KHÔNG thiết kế độc quyền
- KHÔNG lên ý tưởng phác thảo
- KHÔNG hỗ trợ mua hình
- KHÔNG backup option
- KHÔNG xử lý hình ảnh (tách hình khỏi nền)

Giá 300k

Xem danh sách các mẫu Print Design tương tự




THÔNG TIN CƠ BẢN
Giá Thiết Kế Thiệp Mời, Thiệp Sinh Nhật, Thiệp Sự Kiện




- Làm lại dựa trên thiết kế có sẵn hoặc resize lại (mẫu của khách hàng hoặc Freepik.com)
- Text và logo (khách hàng cung cấp)
- Hình ảnh (không edit, không retouch, chỉ crop hình)
- Chỉnh sửa: 2 lần
- Thời gian chỉnh sửa: trong vòng 1 ngày
- KHÔNG thiết kế độc quyền
- KHÔNG lên ý tưởng phác thảo
- KHÔNG hỗ trợ mua hình
- KHÔNG backup option
- KHÔNG xử lý hình ảnh (tách hình khỏi nền)

Giá 300k

Xem danh sách các mẫu Print Design tương tự



- Làm lại dựa trên thiết kế có sẵn hoặc resize lại (mẫu của khách hàng hoặc Freepik.com)
- Text và logo (khách hàng cung cấp)
- Hình ảnh (không edit, không retouch, chỉ crop hình)
- Chỉnh sửa: 2 lần
- Thời gian chỉnh sửa: trong vòng 1 ngày
- KHÔNG thiết kế độc quyền
- KHÔNG lên ý tưởng phác thảo
- KHÔNG hỗ trợ mua hình
- KHÔNG backup option
- KHÔNG xử lý hình ảnh (tách hình khỏi nền)

Giá 300k

Xem danh sách các mẫu Print Design tương tự

 dsafsdmgggggggggggggggggggggggggggg

Liên kết tải về hoặc nội dung

Author Name

sdasdasdasdsa

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.