Latest Post

(1) 1001 bí ẩn 3d 3d text 5g 6 80 9 a4 size abstract advert After Effects agency alphabet analysis and Ảnh Chân Dung Ảnh Sản Phẩm Animated text annual artificial artistic as attention award background Backrop badge bag Banner Báo giá beautiful big data billboard black blackjack blank blue blur board bonus bright broadcast brochure brushed buildings bulbs bullion burst business business card button buttoned canvas car card cards Cars cartoon cash cash back casino ceremony chinese chip chips City cloud coin coins collection colors comedy commerce communication company composition computing concept concepts cong nghe congratulation connected connection connectivity contact copyspace coronavirus cover Công nghệ mới creative crowd cutting cyber cyborg Danh Thiếp dark data day decorative Demo design desktop details devices diamond dice Dịch Vụ different digital diseno dollar dorado Du lịch Đại dương học Đàm Vĩnh Hưng e earth editable efecto effect elegant elegantes element elements Entertainment Epic esport estilo everything exotic explosion face mask face masks falling family Fashion fast fighting Filegolden floating flyer flying Focus foil fond font Foods formes four frame framed from full future futuristic Gallery gambling game geometriques girl glass global glowing gold golden gradient grand Graphic Design gray green guarantee hand hexagons Hip hop Hoài Linh hotel house Hướng dẫn icon icons illustrated illustration Impulse in income independence infinite infographic information ingot intelligence internet Intro Intro logo invitation iot iphone isolated isometric items jackpot Khám phá khoa học Khảo cổ học Khoa học máy tính Khoa học vũ trụ Kids Kiều Minh Tuấn king label badge labels lamp landing large las latajacymi layers leaflet leather letter lettering letters Lệ Quyên light lighting lights line lines Logo logotype lots lower lower thirds luxury machine magician map market marketing marquee mascot media metal minimalist mobile Mockup modern monetami money money back Motion Design Movies Music Nature navigation neon network News Ngô Thanh Vân Nguyễn Phú Nhạc quê hương Nhạc Remix Nhạc trẻ Nhạc trữ tình night normal notebook nuevo numbers off sale on online Opener opening oriental outline pack page pajaro paper parody party pattern People person phan-mem Phát minh khoa học Phần mềm hữu ích Phim hài Phone Photo PHOTO / VIDEO Phương Thanh physical pile plate playing pocker podium point poker poster Premiere premium Print Design prize profits protected protection PSD pure Quang Lê racer rain realistes realistic rectangle red reflection reminders restaurant Retro ribbon robot roulette round royal scene scissors screen security Server set Share shield shiny shopping show silver simple Sinh vật học slideshow slot slots smart smart city smartphone social Sound fx sparkling splash Sports spotlight stack stacked stage Standee star steps style subscribe summer surprised symbol symbols Tách Nền Technology Templates text Text effect Text Presets texto texture Thiên Địa Studio Thiệp mời sự kiện Thiệp sinh nhật thin things third Thu trang Thu-thuat Thư Viện timeline Tin hot title Titles Titles Premiere tlo tokens Top hay nhất Top hot topics transitions transparent Travel Trấn Thành triangle Tuấn Hưng ultra Update upholstery us v Văn Mai Hương Vector vegas Video vietnam views vip virus wall wallet wallpaper wearing Web Design wedding welcome white winners winning wirefr with wonderful wooden x Y học - Sức khỏe Youtube z zlotymi

PHIM NGẮN VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN


Làm phim ngắn hiện nay đang là một trào lưu của giới trẻ. Nhưng để thực hiện được một bộ phim ngắn thì còn rất nhiều những khó khăn. Dưới đây là những khó khăn trong quá trình làm phim ngắn được tổng hợp lại qua các chia sẻ kinh nghiệm của các nhà làm phim ngắn tham gia cuộc thi “Chuyện đời qua phim”.






THỜI TIẾT
Chúng ta vẫn thường có câu “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Yếu tố thời tiết có thể xem là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định bộ phim có được hoàn thành đúng thời gian hay không. Đôi khi chỉ vì những cơn mưa rả rích, hay những ngày nắng nóng không đúng như kịch bản, mà thời gian làm phim sẽ phải kéo dài hơn rất nhiều.
Vẫn là câu chuyện của nhóm Pháo hoa đến từ TP.HCM. Mảnh đất Sài Gòn vốn nổi tiếng với thời tiết “sáng nắng, chiều mưa”, và thời điểm nhóm Pháo hoa quay phim Phở nóng cũng không phải ngoại lệ. Để có được cảnh quay như ý, họ đã kiên nhẫn đợi mưa tạnh tới 4h sáng để tiếp tục cảnh quay bị gián đoạn. Và kết quả, bộ phim vẫn được gửi đến đúng thời hạn mà Ban Tổ chức yêu cầu. Quả là một khi đã quyết tâm thì dù hoàn cảnh có khắc nghiệt cũng không thể làm con người lùi bước!
Giống với Pháo hoa, nhóm Short Film đến từ Học viện Báo chí Tuyên truyền cũng gặp trục trặc vì mưa. Theo kịch bản, các tình tiết phim diễn ra trong khung cảnh trời nắng đẹp và thơ mộng. Thế nhưng thời điểm nhóm tiến hành quay cũng là lúc Hà Nội đương mùa mưa xuân buông mành. Vậy là nhóm phải mất hai tuần mới có thể hoàn thành khâu sản xuất cho phim ngắn Ranh giới .
KINH PHÍ
Kinh phí là lý do cơ bản nhất mà bất kỳ bộ phim nào hầu như cũng gặp phải, đặc biệt là ở các bộ phim ngắn do giới trẻ thực hiện. Tham gia Chuyện đời qua phim, hầu hết là các nhóm làm phim sinh viên, học sinh. Họ không có nhiều kinh phí để làm một bộ phim hoành tráng với nhiều máy móc, thiết bị hiện đại. Thế nhưng, những tác phẩm của họ vẫn đạt chất lượng tốt đến không ngờ nhờ khả năng thông minh, tính sáng tạo không ngừng nghỉ của những tài năng trẻ. Không có kinh phí cho những steadicam, ray, boom “hàng xịn”, họ đã tự chế ra những thiết bị, đồ chơi phục vụ công việc quay phim của mình. Qua giới thiệu của người quen, họ đã tìm đến những nơi bán thiết bị quay cũ nhưng chất lượng để mua, hoặc nghiên cứu và mua linh kiện về tự chế.
DIỄN VIÊN NHÍ
Các diễn viên nhí vẫn luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng mà hầu như bất kỳ bộ phim nào cũng có. Nhưng để có được những đoạn phim đặc sắc với những diễn viên nhí này thì lại không phải là điều dễ dàng.
Minh Nghiệp – thành viên nhóm Vision của Đại học Sân khấu Điện ảnh chia sẻ: “Chỉ cần quay 3 cảnh nữa là có thể đóng máy thì diễn viên tự dưng không chịu đóng nữa với lý do phụ huynh sợ ảnh hưởng học hành”. Mặc dù đạo diễn của nhóm đã gọi điện xin phép phụ huynh nhưng vẫn không giải quyết được khâu diễn viên. Cuối cùng nhóm phải hủy quay kịch bản trong mơ với niềm nuối tiếc để tìm một kịch bản hợp lý hơn.
Giống với Vision, nhóm Pháo hoa cũng gặp chút trục trặc với các diễn viên nhí. Trong một cảnh quay của Phở nóng, các diễn viên nhí được ăn rất nhiều phở. Ban đầu các cô cậu nhóc thấy rất thích thú nhưng khi phải đóng diễn đến chục lần, niềm vui sướng được ăn phở bỗng trở thành một “cực hình”, đến nỗi các em phải thốt lên: “Con không ăn nữa được không ạ?”
Đó là 3 khó khăn chính mà các nhà làm phim trẻ thường gặp phải. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn ấy đều được vượt qua và kết quả vẫn là những bộ phim ngắn tuyệt vời.


PHÍA SAU ỐNG KÍNH, CÁC FILM & VIDEO EDITOR HỌ LÀM NHỮNG GÌ



Mô tả công việc của một người biên tập phim
Công việc của người biên tập phim (dựng phim) đơn giản là dùng máy móc (các công cụ, phần mềm) bỏ đi những đoạn phim không cần thiết và nối ghép những mảnh khác nhau của bộ phim thành một bộ phim hoàn chỉnh. Người dựng phim phải hợp tác cùng với người quay phim (cinematographers) và người biên tập âm thanh (sound editers) để kết hợp hình ảnh và âm thanh với nhau. Cũng giống như người quay phim và người biên tập âm thanh, người dựng phim cũng phải tuân thủ theo những chỉ đạo của người đạo diễn để mang lại một bộ phim hoàn thiện.




Đây là một số trong những yếu tố quan trọng nhất trong mô tả công việc của một biên tập phim:
- Đọc kịch bản quay và làm việc với đạo diễn để hiểu tầm nhìn của đạo diễn cho bộ phim.
- Tham gia các buổi ghi hình để hiểu rõ hơn về từng đoạn, từng cảnh quay và lưu ý trong đầu mình xem đạo diễn đã chọn những cảnh quay nào, hình thành trong đầu mình về bố cục của phim.
- Sau khi đã capture, hãy xem ký từng cảnh quay, từng footage cần thiết cho bộ phim, lựa chọn những cảnh tốt nhất đáp ứng yêu cầu của kịch bản và của đạo diễn. Ở giai đoạn này, Các biên tập viên đang tìm kiếm sự kết hợp tốt nhất của nhiếp ảnh, nhất quán, hiệu suất và thời gian.
- Xem lại phim, chỉnh sửa và hoàn thành một bản dựng thô, cho các đạo diễn và nhà sản xuất xem (Việc hoàn thành bản thô đầu tiên có thể mất đến ba tháng đối với một bộ phim 90 phút).
- Chỉnh sửa theo yêu cầu của đạo diễn và nhà sản xuất, hoàn thành bản phim để phát hành cho các nhà sản xuất phim. (Việc này có thể mất một tháng hoàn tất đối với 1 phim dài 90 phút).
- Làm việc với người biên tập hiệu ứng âm thanh, người biên tập âm thanh và người biên tập âm nhạc về âm thanh, âm nhạc, các bài hát mà sẽ được thêm vào phim.
- Chèn âm nhạc, đối thoại và hiệu ứng âm thanh vào phim
- Gọt rũa các phân đoạn của các cảnh quay với độ dài cần thiết cho bộ phim và tập hợp chúng thành các trình tự tốt nhất để kể câu chuyện.
Những kỹ năng cần có của một người biên tập phim
- Một biên tập phim cần phải có cả hai kỹ năng: kỹ thuật làm phim và nghệ thuật làm phim.
- Nếu bạn không thích làm việc liên tục nhiều giờ, có tính vội vàng hoặc thích làm việc một mình thì công việc của một biên tập phim không phải dành cho bạn. Đồng thời, nếu bạn không thể làm việc tốt với những người khác, đang tìm kiếm nghệ thuật ca ngợi cá nhân hoặc không sẵn sàng để theo kịp với thay đổi công nghệ, bạn sẽ được hạnh phúc hơn trong một công việc khác hơn là một biên tập phim.
- Nhưng nếu bạn thích công việc cụ thể và một phần của một ekip sản xuất lớn trong ngành công nghiệp phim ảnh, biên tập phim có thể là nghề nghiệp cho bạn. Nếu bạn đang quan tâm trở thành một người biên tập phim, đây là một số kỹ năng biên tập phim bạn sẽ cần:
- Có kiến thức về các ngành công nghiệp điện ảnh và sản xuất phim
- Có kiến thức về các thiết bị chỉnh sửa (các phần mềm dựng phim) và sẵn sàng để theo kịp với những thay đổi trong công nghệ.
- Có kiến thức tốt về nhiếp ảnh, các hiệu ứng hình ảnh đặc biệt và các hiệu ứng âm thanh.
- Có khả năng làm việc độc, một mình vào những công việc chi tiết.
- Biết cách kết hợp các cảnh phim lại với nhau theo trình tự, logic hoặc kết hợp chúng với các đoạn phim có sẵn (các footage)
- Phải có kỹ năng giao tiếp để làm việc tốt với các đạo diễn, quay phim, biên tập viên âm thanh, biên tập viên hiệu ứng đặc biệt và nhà sản xuất âm nhạc.
- Phải linh hoạt để đối phó với sự trì hoãn sản xuất, các vấn đề đột xuất, các vấn đề cá nhân khác nhau
- Có khả năng giữ bình tĩnh và tự tin trong môi trường căng thẳng cao hoặc các tình huống khủng hoảng
- Sẵn sàng làm việc nhiều giờ.
- Một cam kết làm việc chất lượng cao và để tiếp tục nâng cao kỹ năng và kiến thức của bạn.
- Có đạo đức nghề nghiệp và có một quan điểm nghệ thuật riêng.



CÁC KHUNG HÌNH CƠ BẢN

-----------------------------------

1. Viễn cảnh: Bối cảnh rộng. Người chỉ là một chủ thể nhỏ có thể không thấy rõ.



2. Toàn cảnh : Người toàn thân trong bối cảnh.



3. Trung cảnh rộng : Người lấy quá nửa từ đầu gối.



4. Cận cảnh rộng : Người lấy từ ngực.



5. Đặc tả :Chi tiết người hay đồ vật. Từ cằm đến trán, miêu tả chi tiết hơn Cận cảnh. Ví dụ: Mắt, miệng, chiếc nhẫn trên ngón tay…



Thủ thuật quay phim và dùng máy đúng cách

Những chiếc máy quay phim hiện nay rất hiện đại , làm sao có thể sử dụng máy đúng cách để quay được những thước phim hay và đẹp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu .Bên dưới đây là kinh nghiệm của mình cũng như tổng hợp từ các anh chị em khi dùng máy quay gia dụng



Cách cầm máy
Cái thứ hai là khi ta lấy một cảnh bao quát thì các bác nên cầm máy bằng hai tay cho vững. Cụ thể, 1 tay cầm trên thân máy, tay còn lại vịn vào màn hình LCD hoặc đặt nằm dưới để đỡ thân máy để khi ta lia máy đỡ bị rung. Khi lia máy từ trái sang phải ta nên xoay eo (hông) chứ đừng xoay chân hay xoay cả người sẽ làm máy dễ bị rung, hình ảnh nhòe đi nhìn xấu lắm. Còn khi quay một chủ đề nào đó, để chủ đề mong muốn được nổi bật hơn, ta nên zoom (in) lại gần sau đó bấm nút Rec rồi từ từ Zoom out ra sẽ làm cho cảnh quay phong phú, sinh động.
Cách quay phim
Trước tiên mình sẽ nói về cách mình quay. Khi quay phim mình để ý những lỗi mà nhiều anh chị em hay mắc phải là quay liên tục, không có sự cắt hay ngừng quay. Việc cắt phim thành nhiều đoạn khác nhau sẽ giúp chúng ta tiết kiệm dung lượng trống cho bộ nhớ, từ đó ta có thể ghi được nhiều cảnh hơn. Việc xóa, quản lí phim cũng sẽ dễ dàng hơn. Nhất là những ai muốn biên tập phim thì cũng nên ngắt thành nhiều đoạn để việc bỏ nó vào trình edit sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn cho chúng ta trong việc quan sát. Cũng nhờ việc ngắt phim thành nhiều đoạn mà chúng ta tránh được các cảnh lia máy, đỡ chóng mặt khi xem phim
Chịu khó cúi người xuống một tí khi cần
Khi quay phim, mọi người nên thay đổi góc máy, chẳn hạn như khi quay trẻ con, vật nuôi, ta nên quay ngang tầm chiều cao với trẻ/vật nuôi, hoặc quay ngang tầm với đồ vật ta cần quay, đôi khi cần có 1 góc nghiêng nào đó để làm cho hình ảnh lạ mắt hơn. Khi quay ngang tầm với trẻ, bạn sẽ thấy đoạn video có một tầm vóc giống như em bé, vì thế nó sẽ vui và chân thực hơn là khi quay góc từ trên xuống. Chịu khó cúi xuống một tí thôi nhưng video hay hơn nhiều!


Quay phim Bằng Máy ảnh DSLR những điều cần biết


Nếu trước đây bạn nhìn những người làm phim như những vị thánh, bởi họ quá khác biệt với phần còn lại. Họ có thể làm ra những bộ phim, bằng những kỹ thuật mà lúc bấy giờ bạn nghĩ “ Oh chúng là cái gì đó thật cao siêu“, nhưng với sự bùng nổ của thời đại công nghệ số, đã mang lại cho bạn cái nhìn khác hơn. Bạn đã tự khám phá ra bí mật của câu chuyện và bạn thấy chúng thật bình thường làm sao.






Chưa bao giờ chúng ta được thừa hưởng thành quả của công nghệ một cách đầy đủ như hiện nay, để sở hữu một thiết bị có chức năng ghi hình đã trở nên quá dễ dàng. Từ mẫu mã, tính năng kỹ thuật, tới giá thành đều không còn là điều gì đó quá xa vời với chúng ta nữa. Giờ đây Bạn có thể thực hiện một Video Clip ngay trên chiếc điện thoại Smart Phone của mình với chất lượng HD, hay bạn có thề thực hiện một Vlog bằng cái webcam gắn với máy tính..Nhưng phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay, chính là phong trào quay phim bằng máy ảnh kỹ thuật số DSLR..có rất nhiều nhà làm phim độc lập, các nhà làm phim trẻ hay thậm chí là rất nhiều công ty chuyên nghiệp đang đi theo xu hướng này. Còn bạn thì sao? nếu bạn là người yêu thích phim ảnh, thì có lẽ bạn cũng không thể bỏ qua điều đó, để sở hữu một chiếc máy ảnh kỹ thuật số DSLR như Canon 7D, Canon 5D Mark II, 5D Mark III không phải là điều quá khó khăn với nhiều bạn trẻ.. Nhưng để tìm được sự gắn kết giữa đam mê với kỹ thuật, thì còn là điều bạn cần phải lưu tâm, bởi có như thế bạn mới có thể khai thác tốt nhất những kỹ thuật mà công nghệ mang lại cho bạn.
Nếu sinh ra chỉ để phục vụ cho mục đích là quay được phim, thì có lẽ các nhà sản xuất sẽ tính toán và gộp chung tất cả các công nghệ lại và tạo thành một thứ duy nhất…Một thứ mà có lẽ sẽ khiến bạn không còn đam mê để theo đuổi nữa và chính vì thế điều vô lý ấy sẽ không bao giờ xảy ra. Vậy làm sao để có thể quay những thước phim đẹp nhất trên nền tảng của chiếc máy chụp ảnh kỹ thuật số DSLR
Trong một thế giới phẳng việc bạn theo đuổi đam mê mà không cần bước qua một nền tảng quy chuẩn nào cả không còn là điều gì đó mới mẻ nữa. Đã có rất nhiều bạn trẻ có thể làm tốt một tác phẩm điện ảnh, với thể loại phim ngắn hay một Television Commercial (TVC quảng cáo) mà không cần phải qua một trường lớp đạo tạo chuyên sâu nào cả, nhưng như cổ nhân đã nói “Có bột mới gột nên hồ”, bạn có thể xuất sắc trong 1 thời điểm, nhưng bạn sẽ chìm trong suốt chặng đường còn lại.
Chúc các bạn thành công trong công việc và cuộc sống.

PHIM PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH

Phim phóng sự là thể loại phim dùng để phát sóng truyền hình. Phim phóng sự sẽ mang lại cho người xem những hình ảnh chân thực nhất về con người, cá nhân, tổ chức. Phim phóng sự được phát sóng vào các chuyên đề – chuyên mục vào các khung giờ cố định chủ yếu đề cập đến cá nhân, tổ chức bao gồm:
- Cá nhân làm kinh tế giỏi
- Cá nhân có những sáng kiến phát minh phục vụ sản xuất và đời sống
- HTX có mô hình làm ăn mới
- Doanh Nghiệp kinh doanh hiệu quả hoặc có sản phẩm mới.
- Địa phương vươn lên trong công tác xóa đói giảm nghèo
- Nét đẹp văn hóa, lễ hội điểm du lịch của các địa phương
- Giới thiệu công nghệ mới, sản phẩm mới, kinh nghiệm làm kinh tế của doanh nghiệp.




TVC quảng cáo là gì?

TVC quảng cáo là cụm từ viết tắt của (Television Commercials) Một loại hình quảng cáo bằng hình ảnh giới thiệu về những sản phẩm thương mại, hay một sự kiện nào đó được phát sóng trên hệ thống truyền hình. TVC quảng cáo thường được các nhà đài phát xen kẽ vào trước giữa hoặc sau nội dung chính của một chương trình. Thể loại quảng cáo này luôn có sức lan tỏa rộng, đối tượng khán giả đa dạng và không bị ràng buộc bởi không gian, thời gian và khoảng cách địa lý.



TVC có thể mang nội dung về một câu chuyện của nhân vật nào đó, thường là những người nổi tiếng, hoặc có tầm ảnh hưởng trong xã hội, họ chia sẻ về những trải nghiệm về sản phẩm. Hoặc có thể là những hình ảnh khơi gợi sự quyến rũ, những hình ảnh nêu cao giá trị nhân văn như gia đình, cộng đồng…hoặc đơn giản nó chỉ sản phẩm được xây dựng trên hiệu quả kỹ xảo đặc biệt.
TVC quảng cáo xuất hiện từ khi nào?
TVC quảng cáo đầu tiên trên truyền hình được ghi nhận có trả phí, được phát sóng vào ngày 1/7/1941 tại New York, trên kênh 4 của Đài truyền hình NBC, nội dung của đoạn quảng cáo này giới thiệu về sản phẩm đồng hồ hiệu Bulova.
TVC quảng cáo xuất hiện đầu tiên trên sóng truyền hình tại Châu Á, được ghi nhận xuất hiện vào ngày 28/8/1953 ở Thủ đô Tokyo, Nhật bản trên kên truyền hình Nippon TV và thật ngẫu nhiên khi đoạn quảng cáo này cũng giới thiệu về một loại đồng hồ có tên là Seikosha và Seikosha chính thương hiệu đồng hồ Seiko nổi tiếng sau này.
Vai trò của TVC quảng cáo là gì?
- Giới thiệu quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
- Giới thiệu quảng bá những sản phẩm thương mại của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng
- Xây dựng hình ảnh của thương hiệu trong lòng người tiêu dùng
- Tạo ra thị trường khách hàng tiềm năng, thông qua khối lượng đông đảo, khán giả theo dõi truyền hình.
Cấu trúc cơ bản của một TVC quảng cáo gồm những gì?
Thời lượng của một sản phẩm TVC thông dụng nhất là 30 giây, hoặc 20 và 10 giây, tùy theo kịch bản và thông điệp mà nhà sản xuất muốn giới thiệu đến người tiêu dùng. Cũng có rất nhiều TVC được thực hiện ở thời lượng 60 giây.
Các bước cơ bản để hình thành lên một sản phẩm quảng cáo, không khác gì nhiều so với quy trình sản xuất một bộ phim, như Tiền kỳ, tổ chức sản xuất, hậu kỳ và phát hành. Nhưng khác biệt là đội ngũ và thời gian thực hiện khiêm tốn hơn nhiều so vời nhân sự và thời gian để thực hiện một tác phẩm điện ảnh.
Làm TVC quảng cáo khó hơn hay dễ hơn làm phim?
Nếu như bạn nghĩ rằng việc thực hiện một sản phẩm quảng cáo 30 giây dễ hơn là làm một bộ phim 45 phút thì đó là một suy nghĩ đầy sai lầm.
Việc bạn phải đau đầu để làm sao có thể truyền tải được hết tinh thần và thông điệp của sản phẩm, cũng như của nhà sản xuất đến với khách hàng trong một quỹ thời gian quá ngắn, chỉ trong vài chục giây hoặc tối là 1 phút chưa bao giờ là điều đơn giản. Những nhà biên kịch chuyên viết cho TVC quảng cáo luôn phải là những người có vốn kiến thức cực rộng, không chỉ trong lĩnh vực viết lách mà họ còn phải có một sự am tường về văn hóa, tôn giáo…. Có như thế thì mới mong truyền tải chính xác thông điệp của sản phẩm tới đúng đối tượng người dùng, TVC chính là điểm kết nối thể hiện sự am tường và chia sẻ hỗ trợ của nhà sản xuất đến với khách hàng.
Từ thông điệp giới thiệu đến thảm họa quảng cáo.
Có rất nhiều TVC quảng cáo được phát trên sóng truyền hình trong 1 giờ, có những quảng cáo khiến khán giả bật cười thích thú, hoặc nhịp chân hát theo lời ca khúc trong đoạn quảng cáo đó. Nhưng không phải quảng cáo nào cũng mang đến sự thích thú cho khách hàng. Sở dĩ họ cảm thấy bị làm phiền bởi tần xuất của quảng cáo quá dày đặc và không ít trong số đó mang nội dung lặp lại hoặc có phần sai lệch nếu không nói là phản cảm, khi có gắng nhồi nhét cái tôi quá lớn mà quên đi cảm xúc của khán giả.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHIM GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

Sản xuất phim giới thiệu doanh nghiệp là một dạng phim ngắn, có độ dài từ 5-10 phút, nhằm quảng bá hình ảnh, năng lực và thương hiệu của doanh nghiệp với đối tác, khách hàng.



Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, các phương tiện kĩ thuật phát triển, các doanh nghiệp có rất nhiều công cụ, giải pháp truyền thông để quảng bá năng lực, hình ảnh, lịch sử của công ty. Tuy nhiên làm sao để lựa chọn công cụ truyền thông thể hiện được quy mô, năng lực của doanh nghiệp một cách ấn tượng, hiệu quả mà không gây nhàm chán? Có thể khiến khách hàng, đối tác nhìn nhận đánh giá tốt về doanh nghiệp của bạn. Trong khi đó họ lại không mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu hay đọc những thông tin, những con số khô khốc trong hồ sơ năng lực mà bạn gửi tới.
Chính vì vậy, phim tự giới thiệu doanh nghiệp là một giải pháp truyền thông hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp. Và để có được 1 video tự giới thiệu doanh nghiệp hoàn hảo, phải mất rất nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn phức tạp cũng như chuyên môn.

1.Viết Kịch Bản:
Đây là giai đoạn trao đổi qua với khách hàng và thu thập dữ liệu để lên một kịch bản phù hợp với yêu cầu của khách hàng (thông thường sẽ đưa ra 3 kịch bản, 5 slogan để khách hàng lựa chọn). Đây là giai đoạn quan trọng để có một sản phẩm Phim tự giới thiệu Doanh nghiệp hiệu quả thì người xây dựng phải hiểu về nội dung, thông điệp muốn gửi cho người xem. Giai đoạn này sẽ mất khoảng 2 ngày.
Sau khi viết xong kịch bản gửi đến khách hàng xem và duyệt. Kịch nào đuợc hai bên thống nhất sẽ được sắp xếp lịch để đi quay phim giới thiệu doanh nghiệp.
2. Quay Phim:
Việc triển khai kịch bản thành phim là việc phụ thuộc hết vào nhà quay phim. Giám đốc sản xuất tự giới thiệu doanh nghiệp sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc phân bổ kế hoạch quay phim tự giới thiệu. Các thành viên chính phụ trách như sau:
Quay phim
Biên tập viên
MC
Đạo diễn
Trợ lý đạo diễn
Phụ trách Casting
Phụ trách sản xuất

3. Đọc Lời Bình:
Sau khi hoàn thành giai đoạn dựng phim, tiến hành đọc lời bình phù hợp với cảnh quay và phim để phim trở nên hấp dẫn người xem. Công đoạn này thực hiện khoảng 2 ngày.

4. Dựng Phim:

Tất cả các cảnh quay được dựng và sắp xếp thành một bộ phim hoàn chỉnh. Các kỹ thuật viên sẽ lựa chọn các cảnh quay tốt nhất, sau đó cắt và chỉnh sửa để hình ảnh tạo thành một bộ phim sinh động.
Nguồn Internet

MỘT VÀI MẸO CHỤP ẢNH CUỚI

LỄ CUỚI:
Đối với thợ chụp ảnh mới vào nghề, lễ cưới đầu tiên có thể là một sự kiện làm nản lòng họ, không khác gì chinh phục đỉnh núi Everest. Điều kỳ diệu nằm ở chỗ bạn định nghĩa thế nào là thành công và thế nào là thất bại trong phần còn lại của sự nghiệp. Bạn cần chuẩn bị nhiều. Mức độ tập trung là cần thiết và nếu có sự đam mê thì thật tuyệt vời.
Mọi khía cạnh diễn ra trong ngày đều quan trọng, từ con người, đồ vật (quần áo…) cho đến cảm xúc (sự quý mến, sự căng thẳng…) và thời gian (kế hoạch….). Lễ cưới không phải là lúc để kiểm tra tay nghề hay trải nghiệm với những bức chân dung. Đó là dịp để thợ chụp ảnh ít kinh nghiệm thực hành mọi thứ mà mình biết.
Tuy nhiên, bất kỳ thợ chụp ảnh cưới nào cũng phải trải qua “giai đoạn khởi đầu”. Vào ngày cưới, thợ chụp ảnh phải tìm ra được chìa khóa thành công với lĩnh vực chụp ảnh cưới: sẵn sàng đón nhận điều mới lạ, tự tin vượt qua thách thức để vươn tới thành công.
Đối với thợ chụp ảnh mới vào nghề thì điều này hàm ý gì? Họ làm thế nào để chụp những tấm hình đẹp trong môi trường luôn biến đổi khôn lường? Chỉ cần chịu khó một chút, 8 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt để thành công với lĩnh vực chụp ảnh cưới.






1. TÌM CHO MÌNH MỘT HIỆU SÁCH BÀY BÁN NHIỀU SÁCH VỀ CHỤP ẢNH NGHỆ THUẬT
Dành thời gian đọc những quyển sách này, đặc biệt nên chọn sách của hai tác giả Bill Hurter và Amherst Media. Đây là nguồn thông tin đồ sộ có thể giúp bạn trải nghiệm với thế giới ảnh cưới

 2. XÁC ĐỊNH PHONG CÁCH CỦA CÔ DÂU VÀ CHÚ RỂ

Trong vai trò là thợ chụp ảnh, công việc của bạn không chỉ đơn thuần là chụp lại những sự kiện diễn ra trong ngày cưới. Điều đó muốn nói rằng bạn không những chụp ảnh mà còn phải chụp phù hợp với phong cách của cô dâu và chú rể. Họ thuộc tuýp người truyền thống hay hiện đại? Họ thích chụp ảnh màu hay đen trắng? Nếu họ không biết mình thích gì, tốt hơn hết là bạn dành chút thời gian xem qua những tạp chí ảnh cưới cùng với họ để tìm ra phong cách phù hợp nhất. Một khi bạn biết họ mong muốn phong cách gì, lúc đó bạn hãy bấm máy!

3. LÊN KẾ HOẠCH

Sắp xếp gặp gỡ cô dâu khoảng 15 phút trước khi chụp. Bạn cần chuẩn bị trước một số thứ như những bức ảnh của cô câu và phụ dâu, chú rể và phụ rể, hay những bức hình chụp toàn cảnh tiệc cưới, chụp hình gia đình, hay những bức ảnh chụp riêng cô dâu và chú rể. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì có thể sắp xếp thêm thời gian để không phải vội vàng vì áp lực thời gian.

4. GIỮ LIÊN LẠC

Nhớ lấy số điện thoại của điều phối viên lễ cưới và những người bên cô dâu. Điều phối viên lễ cưới là người biết rõ nhất lễ cưới sẽ chấm dứt khi nào. Khi mà lễ cưới phải chạy đua với thời gian và thành viên gia đình không có cơ hội chụp ảnh thì những con số điện thoại này sẽ giúp ích cho bạn.

5. NHỜ SỰ GIÚP ĐỠ

Lần đầu chụp ảnh cưới sẽ mang lại hiệu quả cao nhất nếu có một thợ chụp ảnh kỳ cựu khác, hay ít ra một trợ lý đi cùng. Người trợ lý này sẽ giúp bạn theo dõi danh sách đối tượng chụp, lên kế hoạch và quản lý các cá nhân theo nhóm hình ảnh. Hoặc nếu không làm những việc trên thì người trợ lý cũng có thể giúp bạn khiêng các trang thiết bị, theo dõi số điện thoại hay cầm gương phản xạ.

6. LẬP DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG CHỤP

Cô dâu và chú rể tất nhiên muốn có được những tấm hình theo ý mình. Thông thường, họ sẽ chú trọng chụp những tấm hình có thành viên trong gia đình hoặc những tấm hình toàn cảnh bữa tiệc. Một khi bạn đã có được danh sách này, bạn có thể tạo cho mình một danh sách chi tiết hơn để tiện xem lại. Việc lập ra danh sách này sẽ giúp bạn dễ dàng tập trung hơn bởi vì công việc của bạn có thể sẽ kéo dài từ 5-8 tiếng trong ngày. Tới lúc cần thiết, bạn lấy danh sách ra xem và không phải lo lắng sẽ quên.

7. KHẢO SÁT ĐỊA ĐIỂM

Đến nơi tổ chức tiệc cưới ít nhất một tiếng đồng hồ trước khi chính thức bấm máy. Một khi có mặt, bạn phải bắt tay vào việc xác định vị trí thích hợp, trước hết nên bắt đầu chụp ở vị trí nào và chụp những tấm hình gì ở vị trí đó? Vị trí tiếp theo là ở đâu? Đối với mỗi vị trí thì nên cẩn thận với những yếu tố chi nào nào? Cường độ ánh sáng ra sao? Sau khi xem xét những điều này thì bạn hãy lên kế hoạch chụp. Bạn và khách hàng của bạn chắc chắn sẽ cảm thấy dễ chịu.

8. BÌNH TĨNH

Nên nhớ rằng cho dù ngày cưới diễn ra như thế nào thì cũng sẽ vô vàn những thứ không kiểm soát được. Nhiệm vụ của bạn là phải biết chấp nhận và xử lý những tình huống bất ngờ. Nếu bạn thuộc mẫu người bình tĩnh và hành động theo lý trí thì những người khác sẽ cảm thấy hài lòng. Để trở thành một thợ chụp ảnh giỏi thì ngoài việc chụp và lên kế hoạch tốt, bạn còn cần phải biết tùy cơ ứng biến nhưng vẫn đảm bảo chụp lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong ngày cưới.
Cho dù bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian và công sức chuẩn bị, thì cũng sẽ có rất nhiều điều mới mẻ đang chờ bạn trong lần đầu trải nghiệm chụp ảnh. Điều quan trọng là phải quyết tâm tận hưởng trải nghiệm cho dù nó xảy đến với bạn như thế nào. Áp lực thì điều không thể tránh khỏi, miễn là bạn biết biến áp lực thành nguồn cảm hứng, bạn sẽ nhanh chóng thành công.
Nguồn: Sưu tầm Internet.

CÔNG VIỆC CỦA NHÀ QUAY PHIM

Nếu bạn là một nhà quay phim tự do hoặc làm việc cho các cửa hàng chuyên quay các buổi sinh nhật, tiệc cưới, các buổi họp tổng kết của các cơ quan v.v..., công việc của bạn khá linh động với chiếc máy quay phim. Nhận được đề nghị từ phía khách hàng, bạn sẽ tới làm việc cụ thể với họ về mục đích quay, thời gian, nội dung chương trình, và các yêu cầu liên quan. Sau khi quay phim, bạn in những gì đã quay ra băng, đĩa và giao cho khách hàng. Hiện nay, nhiều nhà quay phim thường kèm theo cả dịch vụ biên tập băng đĩa tạo một số hiệu ứng theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng.



Nếu bạn là nhà quay phim làm việc trong các đài truyền hình, lịch quay của bạn sẽ gắn chặt với phóng viên hoặc các chương trình ở trường quay. Thường các đài truyền hình luôn có đội ngũ quay phim rất mạnh và đông đảo, chuyên môn hóa trong từng mảng, lĩnh vực.
Quay phim quảng cáo, ca nhạc... cũng có những đặc thù riêng và có những nét giống quay phim trong điện ảnh. Hàng ghế số 3 sẽ tập trung giới thiệu với cáo bạn công việc của những nhà quay phim trong lĩnh vực phim ảnh.
Trước tiên, nhà quay phim là người chịu trách nhiệm về các yếu tố kĩ thuật của các hình ảnh như ánh sáng, lựa chọn ống kính, chọn phim... Không chỉ vậy, nhà quay phim còn phải cùng với đạo diễn để đảm bảo các yếu tố nghệ thuật, thẩm mĩ nhằm hỗ trợ cho ý tưởng của đạo diễn về mặt hình ảnh trong việc kể chuyện.
Là người đứng đầu tổ quay phim, bao gồm cả bộ phận ánh sáng và các kĩ thuật viên liên quan nên họ cũng thường được gọi là Giám đốc hình ảnh (đôi khi được viết tắt là DP = director of photography).
Cùng với đạo diễn, nhà quay phim là người đưa ra những quyết định nghệ thuật, sáng tạo, tác động đến cảm nhận tổng thể và ấn tượng thị giác của một bộ phim trong suốt quá trình làm phim.
Một phần trong số những quyết định này tương tự với những gì một nhà nhiếp ảnh phải làm khi chụp một bức ảnh: chọn phim (vì mỗi loại phim có độ nhạy sáng và bắt màu khác nhau), chọn ống kính, xác định tiêu cự...
Cùng với sự ra đời của máy quay video và nhất là sự phổ biến của máy quay kĩ thuật số trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhà quay phim ngày càng có nhiều sự lựa chọn chất liệu trong công việc của mình.
Tuy nhiên, công việc của một nhà quay phim phức tạp hơn vì họ không chỉ hoạt động đơn lẻ như một nhà nhiếp ảnh chụp một bức ảnh tĩnh mà phải phối hợp với nhiều người khác để tạo nên những hình ảnh chuyển động. Do đó, công việc của một nhà quay phim còn bao gồm cả quản lý nhân sự và tổ chức hậu cần.
Nhà quay phim là một trong những thành phần sáng tác chính của bộ phim, anh ta phải có mặt từ những phút đầu và làm việc nghiêm túc.
Ngay khi kịch bản được thông qua, nhà quay phim đã bắt tay vào công việc chuẩn bị cẩn thận trước khi bấm máy. Cùng với đạo diễn, họ phải viết kịch bản phân cảnh. Kịch bản phân cảnh tức là dựa trên kịch bản ngôn ngữ, người đạo diễn và quay phim sẽ thống nhất dàn cảnh, chọn vị trí đặt máy quay, phối hợp các chuyển động của máy quay với di chuyển của diễn viên hoặc phương tiện chuyển động khác.
Kịch bản phân cảnh rất quan trọng, nó giúp người quay phim có được cái nhìn tổng thể của cả bộ phim, hiểu được ý đồ sáng tác của đạo diễn, từ đó chọn lựa những phương pháp tổ chức cho phù hợp. Có được kịch bản phân cảnh, công việc tại trường quay cũng khoa học và hiệu quả hơn.
Đồng thời, người quay phim cũng phải tham gia vào các hoạt động chuẩn bị khác như lựa chọn diễn viên, làm việc với bộ phận thiết kế mĩ thuật về việc thiết kế bối cảnh, chọn địa điểm để quay ngoại cảnh. Việc thống nhất với các bộ phận khác để lựa chọn phục trang, hoá trang, chọn đạo cụ cũng rất quan trọng.
Với nhà quay phim, viết bản kế hoạch quay phim rất quan trọng. Nhiều nhà quay phim chỉ dựa vào kịch bản phân cảnh để làm việc, nhưng đó là sự chuẩn bị thiếu cẩn thận, và do đó không tránh khỏi sai sót. Kế hoạch quay phim là hình dung cụ thể và chi tiết của nhà quay phim về những việc anh ta dự định làm trong suốt quá trình quay phim dựa trên một kịch bản cụ thể.
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, nhà làm phim không hoàn toàn phụ thuộc vào bản kế hoạch này mà làm mất đi tính ngẫu hứng đầy sáng tạo. Đôi khi những lý tưởng độc đáo bất ngờ xuất hiện và mang lại những kết quả không ngờ. Nhưng nhìn chung, kế hoạch định sẵn vẫn đóng vai trò chủ đạo.
Và cuối cùng, nhiệm vụ trung tâm của nhà quay phim chính là quay phim - như tên gọi của nó. Với sự hỗ trợ của máy móc và các kĩ thuật viên, nhà quay phim điều khiển máy quay, ghi lại những hình ảnh chuyển động.
Trong khi quay, có bốn yếu tố các nhà làm phim phải đặc biệt chú ý: ánh sáng màu sắc, bố cục của khuôn hình và chuyển động của máy quay. Và đây cũng chính là bốn yếu tố tạo hình quan trọng nhất của nhà quay phim.

DỄ ĂN HAY KHÓ NUỐT - NGHỀ DỰNG PHIM


Lĩnh vực này là không nhất thiết đòi hỏi bạn phải có bằng cấp chuyên môn để bắt đầu với nghề. Bạn có thể đến với điện ảnh từ rất nhiều con đường khác nhau, từ những công việc khác nhau.



Các nghề nghiệp trong ngành điện ảnh liên quan với nhau chặt chẽ. Không ít diễn viên, nhà quay phim sau này trở thành trợ lý đạo diễn rồi đạo diễn, cũng có không ít đạo diễn kiêm diễn viên hay biên kịch.
Ngày nay, với sự phát triển của các loại hình giải trí đặc biệt các dịch vụ dựng phim đang là thị trường và là mảnh đất của điện ảnh luôn hấp dẫn các bạn trẻ đầy đam mê và khát vọng thể hiện mình.
Người dựng phim là: quyết định về việc biên tập lại các đoạn phim, cắt hoặc ghép các cảnh với nhau phục vụ cho việc diễn tả tâm trạng, tốc độ và cao trào của phim v.v...
Đầu tiên, người dựng phim xem các đoạn phim để phân tích, đánh giá và chọn các cảnh, các phân đoạn, từ đó quyết định cảnh nào cần được phát triển, cảnh nào cần quay lại. Anh ta cắt bớt các đoạn, cảnh phim để đảm bảo độ dài của phim và sắp xếp các cảnh quay theo thứ tự để đảm bảo tính hiệu quả tối đa của bộ phim. Người dựng phim kết hợp với các chuyên gia khác biên tập phần âm nhạc và các hiệu ứng, kỹ xảo hình ảnh.
Người dựng phim làm việc trong các hãng sản xuất phim, công việc căng thẳng, thường xuyên phải làm ngoài giờ cho kịp tiến độ. Nghề này đòi hỏi khả năng cảm nhận nghệ thuật tinh tế, kiên nhẫn và tỉ mỉ cũng như khả năng làm việc theo nhóm.
Sưu Tầm

CÁC YẾU TỐ TẠO HÌNH CỦA NHÀ QUAY PHIM


Khi đã có những hiểu biết cơ bản nhất về nhiệm vụ, hoạt động của người quay phim, bạn đã có thể hình dung, nếu mình là một nhà quay phim mình sẽ làm gì, làm như thế nào? Yếu tố nào giúp bạn đạt được thành công? Để làm tốt công việc của nhà làm phim, bạn phải hiểu rõ các yếu tố tạo hình, ánh sáng, màu sắc, bố cục, sự chuyển động máy quay.



1.Ánh sáng - yếu tố quan trọng trong tạo hình quay phim
Ánh sáng là một thủ pháp hết sức quan trọng trong tạo hình quay phim. Nếu không có ánh sáng thì không thể có màu sắc, mà chính màu sắc lại tạo nên bố cục và kết cấu khuôn hình. Chính vì vậy, ngay từ khi điện ảnh ra đời, các nhà quay phim đã phải chú trọng đến chiếu sáng.
Ban đầu, người ta sử dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách quay ngoài trời hay dựng trường quay có cấu trúc đón sáng, thậm chí dựng cả một trường quay bằng kính. Tuy nhiên, với ánh sáng tự nhiên như vậy, các nhà quay phim và đạo diễn không thể điều chỉnh ánh sáng theo ý muốn của mình được.
Chính các nhà làm phim Hollywood là những người đầu tiên sử dụng ánh sáng nhân tạo bằng cách dùng các đèn chiếu công suất lớn tạo hình theo ý muốn. Ánh sáng của những nhà quay phim Mỹ được phân loại thành:
* Nguồn sáng chủ, còn gọi là ánh sáng tạo hình.
* Nguồn sáng phụ, còn được gọi là ánh sáng điều chỉnh.
* Nguồn sáng viền, còn được gọi là ánh sáng ngược. Ánh sáng ngược giúp tạo khối và tách biệt vật được quay ra khỏi bối cảnh.
Trong suốt một thời gian dài, việc tổ chức ánh sáng theo nguyên tắc ba điểm (như giới thiệu ở trên) được các nhà quay phim ưa chuộng bởi nó đã giúp tạo hình rất căn bản. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của nguyên tắc này là không mang lại cảm giác thực cho người xem. Sau đó, nhiều cách tổ chức ánh sáng khác nhau dựa trên nguyên tắc chung này đã ra đời với mục đích tạo ra cảm giác chân thực cho người xem.
Và kết quả là: ánh sáng được tổ chức ngày càng tinh tế hơn.
Vậy tác dụng của ánh sáng ra sao?
Ánh sáng tạo nên bầu không khí cho từng khuôn hình và toàn bộ bộ phim. Ánh sáng tối thường tạo nên khuôn hình u buồn, bi quan; có thể là huyền bí; thậm chí chứa chất nhiều nguy hiểm. Nhưng ngược lại, ánh sáng tươi vui có thể biểu thị cho sự an lành, vui vẻ. Tương tự như vậy, việc sử dụng ánh sáng của buổi hoàng hôn sẽ mang lại cảm giác khác với buổi bình minh; ánh sáng ấm khác với ánh sáng lạnh.
Mỗi khuôn hình sử dụng ánh sáng khác nhau sẽ tạo nên những cảm xúc khác nhau. Tính gợi cảm của khuôn hình phụ thuộc vào việc xử lí ánh sáng của nhà quay phim và đạo diễn. Vì vậy, người quay phim nhất thiết phải hiểu rõ bộ phim mình đang thực hiện cũng như phong cách người đạo diễn mình đang hợp tác.
Không những tạo nên bầu không khí chung cho bộ phim, ánh sáng giúp xây dựng nhân vật. Trước hết, nó góp phần tạo nên hình dáng của nhân vật. Việc chiếu sáng cho nhân vật hoàn toàn có thể làm cho nhân vật đẹp lên hay xấu đi, có thể nhấn mạnh vào một đặc điểm ngoại hình nào đó của nhân vật phục vụ cho sự phát triển của bộ phim.
Ngoại hình của nhân vật trước ánh sáng kì công đó có thể khác ngoại hình thực sự của diễn viên. Thậm chí việc chiếu sáng nhân vật còn làm cho người xem có cảm giác yêu ghét nhân vật bởi ánh sáng bộc lộ một phần tính cách và nội tâm của nhân vật. Không thể nghĩ rằng nhân vật đang vui vẻ hạnh phúc, lạc quan khi họ đi liêu xiêu trong bóng chiếu đang tắt dần.
Cũng như nhiếp ảnh, việc chiếu sáng tác động rất lớn vào đối tượng được chiếu sáng. Hiện nay, để miêu tả tính cách và tâm trạng của nhân vật người quay phim có cách bố trí ánh sáng rất khác nhau, công phu và đầy sáng tạo; vượt qua những quy ước đơn giản nhưng vẫn mang lại cảm xúc cho người xem.
Ánh sáng còn miêu tả được sự thay đổi của thời gian, các mùa trong năm. Nhiều khi chỉ cần xem một khuôn hình, không cần đến lời, người xem có thể phân biệt được rõ ràng thời gian xảy ra sự kiện.
Rõ ràng nhất là sự khác biệt giữa ngày, đêm, các mùa. Những bộ phim quay trong trường quay đều có thể tạo dựng thời gian theo ý muốn. Sự trôi chảy của thời gian cũng có thể miêu tả được thông qua cường độ của ánh sáng. Bóng đổ là một phương thức tạo hình hữu hiệu biểu thị thời gian qua đi như thế nào. Bóng vật dài ngắn khác nhau biểu thị cho các thời điểm khác nhau, bóng người lớn dần biểu thị cho sự phát triển của nhân vật qua thời gian.
Ngay trong thiết kế bối cảnh, ánh sáng cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu chỉ chiếu một nguồn sáng duy nhất, sẽ không thể tạo nên một không gian nhiều chiều. Người xem luôn có cảm giác đang đứng trước phông màn sân khấu chứ không phải một bối cảnh cụ thể như đời thường. Sự bố trí nguồn sáng sẽ tạo nên hình khối cho vật, giúp chúng tách biệt nhau và tồn tại như mắt thường nhìn thấy. Nhưng sự tách biệt này có đạt được độ chân thực hay không thì còn phụ thuộc vào tài năng của người quay phim.
Bên cạnh đó, ánh sáng còn được sử dụng như một phép ẩn dụ, chứa đựng tư tưởng của người nghệ sĩ. Trong trường hợp đó, tính chất của ánh sáng có thể được cường điệu hoá lên, nhằm chuyển tải một ẩn ý nào đó. Nhìn chung, người quay phim có thể tính toán độ mạnh yếu của ánh sáng, góc độ chiếu sáng, gam nóng, gam lạnh của ánh sáng để tạo nên phong cách của mình.
Phong cách này nhất thiết phải phù hợp với phong cách tổng thể của bộ phim, và thống nhất với phong cách của đạo diễn. Như vậy, việc sử dụng ánh sáng vừa là tài năng, vừa là trình độ thẩm mĩ của người quay phim.

2. Màu sắc
Trong suốt một thời gian dài, nhà quay phim chỉ quen với ba màu đen, trắng, xám trong các bộ phim của mình. Sau năm 1927, với sự kiện điện ảnh Mỹ cho ra đời những phim màu, nhà làm phim có một khối lượng lớn “bột màu” để sáng tạo.
Ngày nay, người ta vẫn sử dụng phim đen trắng trong một số cảnh nhất định nhằm phân biệt thời gian, không gian, tâm trạng nhân vật, suy tư của nhân vật,... Bởi thực chất phim đen trắng cũng mang lại hiệu quả thẩm mĩ cao, từ ba màu cơ bản của phim đen trắng, người ta có thể tạo ra được vô số những màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, nhà quay phim vẫn tự do hơn trong sáng tạo khi làm việc với phim màu.
Trong điện ảnh nói riêng, nghệ thuật nói chung, người ta phân chia màu sắc thành hai nhóm cơ bản là màu nóng và màu lạnh. Màu nóng bao gồm các màu: đỏ, vàng, da cam, vàng xanh,...; màu lạnh gồm: xanh lá cây, xanh da trời, tím... Nhà quay phim sẽ sử dụng các màu này để biểu đạt không gian, thời gian, tâm lí nhân vật,... trong phim. Nhưng quan trọng hơn cả là sử dụng màu sắc để tạo hiệu quả thẩm mĩ. Màu sắc không chỉ để tả mà còn là thủ pháp sáng tạo, hàm chứa tư tưởng của người nghệ sĩ.
Nhà làm phim thiết kế màu sắc như thế nào?
Trước khi tiến hành quay, nhà quay phim sẽ phải nghiên cứu kịch bản để tìm hiểu câu chuyện và thông điệp của kịch bản cùng với việc tìm hiểu ý đồ sáng tạo của đạo diễn để quyết định phong cách chung cho bộ phim.
Nhà làm phim sẽ tính đến màu sắc tạo hình trong từng khuôn hình, và hơn hết phải tính đến màu sắc tổng thể của các tông đoạn, của cả bộ phim. Màu sắc tổng thể này được gọi là “tông màu”, có nghĩa là dùng một màu đơn nhất hoặc một số màu gần nhau để hợp thành màu chủ đạo khiến cả trường đoạn hay bộ phim biểu hiện một tông màu hài hoà.
Màu sắc riêng lẻ hay tông màu rất quan trọng trong bộ phim, góp phần lớn vào việc biểu hiện không khí của bộ phim. Các tông màu khác nhau sẽ mang lại không khí khác nhau, như màu vàng cam ấm nóng của vùng nhiệt đới, màu xanh lạnh của sự hờ hững,...
Sự chuyển biến giữa màu sắc của các cảnh và màu sắc trong các trường đoạn cũng được tính toán cẩn thận, sao cho vẫn đạt được hiệu quả thẩm mĩ mà không phá vỡ tổng thể màu sắc của bộ phim.
Sau đó nhà quay phim sẽ phải phối hợp với các bộ phận khác của đoàn làm phim như thiết kế mĩ thuật, thiết kế bối cảnh, thiết kế trang phục, đạo cụ để cùng tạo ra màu sắc khuôn hình như mong muốn. Ngoài sự hợp tác này, nhà quay phim còn phải nghĩ đến các phương pháp khác như kết hợp với ánh sáng. Ánh sáng quyết định sắc thái của màu sắc, một màu đặt dưới ánh sáng khác nhau sẽ tạo nên các mức độ màu khác nhau. Chính vì vậy mà nhà quay phim không được tách rời ánh sáng và màu sắc.
Kĩ thuật in tráng và các kĩ thuật khác cũng tác động đến màu sắc. Người ta có thể góp phần tạo nên tông màu trong quá trình làm hậu kì cho phim. Các phương pháp kĩ xảo cũng có thể thay đổi màu sắc. Nhưng sự can thiệp này không nên quá “thô bạo”, sẽ tạo sự phản cảm, thiếu nghệ thuật.
Nhà quay phim có thể sáng tạo rất nhiều cách thức để tạo nên màu sắc độc đáo. Có những nhà quay phim sử dụng các tông màu biểu hiện nội dung, tư tưởng của bộ phim. Sự ẩn dụ ấy ít nhiều mang tính quy ước xã hội hay quy ước nghệ thuật. Nhưng không ít trường hợp, nhà quay phim lại sử dụng các tông màu đối chọi hoàn toàn với nội dung biểu hiện. Nhà quay phim giỏi phải thực sự làm chủ được màu sắc.
Nhà quay phim thiết kế màu sắc bằng nhiều cách thức khác nhau, nhưng luôn phải tôn trọng màu sắc thực, màu sắc của cuộc sống. Màu sắc tả thực không có nghĩa là màu sắc của phim tài liệu (thể loại mà nhà quay phim không tác động vào hiện thực khách quan), nhưng luôn có dấu ấn sáng tác của nhà quay phim. Có những bộ phim sử dụng màu sắc tượng trưng hay màu sắc khuếch trương, tạo thành một phong cách sáng tạo đặc biệt nhưng số lượng này không nhiều.
Thiết kế màu sắc là một sự sáng tạo công phu và kì diệu của nhà quay phim cùng các thành phần khác của đoàn làm phim. Bạn thích sự hài hoà hay sự đối chọi gay gắt của màu sắc trong mỗi bức tranh? Sao bạn không trở thành một nhà làm phim, được “chơi đùa” cùng màu sắc trong vô vàn những bức tranh liên tiếp?

3. Bố cục và kết cấu khuôn hình
Khán giả xem phim được nhìn cảnh vật và con người trong một giới hạn nhất định – các khuôn hình trên màn ảnh, khác rất nhiều khi nhìn bằng mắt thường. Trong giới hạn đó, nhà quay phim và đạo diễn có thể lựa chọn một mảng thực tế nào đó, bao gồm cả sự vật và con người, sắp xếp chúng hay tổ chức chất liệu ấy trong khuôn hình.
Có rất nhiều cách cấu tạo khuôn hình, khiến chúng không chỉ là sự mô tả cuộc sống mà còn hàm chứa ý nghĩa do người sáng tạo gửi gắm. Người xem qua mỗi khuôn hình có thể khám phá các tầng ý nghĩa này.
Trong hàng ghế tìm hiểu nhà quay phim là ai, bạn đã biết rằng, nhà quay phim không phải là nhà nhiếp ảnh. Nhà quay phim phải làm việc với những khuôn hình thường xuyên thay đổi, vì vậy họ phải tính toán bố cục của tất cả các khuôn hình sao cho hợp lí.
Vậy họ sẽ làm những gì? Họ sắp đặt người và cảnh vật theo một ý đồ nhất định, tính toán đến từng khoảng trống, từng đường nét, sao cho tạo thành một tổng thể hài hoà. Mục đích của việc bố cục khuôn hình là phải làm nổi bật đối tượng quay. Để phục vụ cho việc này, nhà quay phim sẽ phải lựa chọn chính xác vị trí của đối tượng quay, tính đến mối quan hệ giữa đối tượng quay và các đối tượng khác; mối quan hệ giữa đối tượng quay và cảnh vật xung quanh; sau đó họ phải lựa chọn góc quay và phạm vi khuôn hình sao cho hợp lí nhất. Để tạo một khuôn hình đẹp, cần bố cục nội dung khuôn hình sao cho đối tượng quay và các yếu tố tạo hình khác hoà hợp và thống nhất trong một tổng thể.
Sự hoà hợp và thống nhất ở đây không có nghĩa là bố cục khuôn hình phải cân đối. Việc tạo ra khuôn hình cân đối hay thiếu cân đối hoàn toàn là mục đích của người đạo diễn và nhà quay phim. Đó có thể là phong cách sáng tạo của họ, lại có khi là do kịch bản yêu cầu.
Thường những bố cục thiếu cân đối sẽ tạo nên không khí bất ổn cho bộ phim hay diễn tả tâm trạng chông chênh của nhân vật, nên bố cục cũng là một trong những yếu tố tạo hình diễn tả nội dung của bộ phim.
Một nhà quay phim có nhiều phong cách bố cục khuôn hình. Họ có thể tạo nên những khuôn hình như tranh vẽ hay những khuôn hình chân thực như chính cuộc sống ngoài đời, hoặc có thể là một bộ phim pha trộn nhiều phong cách; với mục đích truyền tải nội dung bộ phim, và cao hơn là tạo nên hiệu quả thẩm mĩ cho cả bộ phim. Điện ảnh là một môn nghệ thuật, nhà quay phim là một người nghệ sĩ, nên sự sáng tạo và cái đẹp trong từng khuôn hình luôn được quan tâm.

4. Sự chuyển động của máy quay

Thời kì đầu, điện ảnh chịu ảnh hưởng nhiều từ sân khấu, nhưng sau đó, người ta đã phát hiện ra việc di chuyển máy quay sẽ tạo nên vô vàn cách tạo hình khác nhau cho điện ảnh. Vì vậy, việc di chuyển máy quay đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay, vẫn có rất nhiều đạo diễn và nhà quay phim có phong cách dùng máy quay tĩnh, nhất là các đạo diễn châu Á, nhưng sức mạnh tạo hình từ việc di chuyển máy quay là không thể không thừa nhận.
Có nhiều cách để di chuyển máy quay. Cách phổ biến nhất là nhà quay phim sử dụng các phương tiện hỗ trợ giúp cho máy quay chuyển động như: thay đổi ống kính máy quay, thanh ray trượt, xe đẩy hay cần trục. Đơn giản và đã từng được coi là một cuộc cách mạng của các nhà làm phim là nhà quay phim dùng tay trực tiếp cầm máy quay và tạo nên sự chuyển động.
Dùng máy cầm tay là một trong những thủ pháp biểu hiện những cảnh đặc biệt, tuy nhiên, nó không thể sử dụng rộng rãi vì trọng lượng của máy quay phim rất lớn, không thể thường xuyên cầm trên tay để quay; hơn nữa, sẽ tạo nên các khuôn hình rung, nếu liên tục xem các cảnh quay bằng máy cầm tay sẽ gây chóng mặt.
Để chuyển động máy quay một cách linh hoạt tạo nên hiệu ứng hình ảnh ưng ý, nhà quay phim nhất thiết phải hiểu rõ đặc tính của máy quay, các loại ống kính và vai trò của chúng, các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ,... Tóm lại, nhà quay phim không chỉ là một người nghệ sĩ mà còn là một người kĩ sư am hiểu các thiết bị.
Chuyển động máy quay là một phương pháp tạo hình có nhiều ưu thế. Nó hỗ trợ rất nhiều trong việc kể chuyện thông qua các thủ pháp khác nhau: zoom, lia máy, montage... Các nhân vật, tâm trạng, địa vị và mối quan hệ của họ được khán giả biết mà không cần đến lời. Thậm chí còn góp phần biểu hiện tính cách, tâm lí của nhân vật. Những cú lia vội vã thường biểu thị tâm lí lo âu, đẩy ống kính chậm chậm lại gần có thể tạo nên cảm giác khiếp sợ, tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể.
Chuyển động máy góp phần tạo nên tiết tấu của bộ phim. Sự chuyển động ống kính nhanh có thể tạo nên nhịp điệu nhanh, vội vã cho bộ phim, ngược lại sự chuyển động ống kính chậm có thể tạo nên nhịp điệu chậm, khoan thai, thư thái.
Để tạo ra các sự chuyển động của máy quay, nhà làm phim phải tiến hành những thao tác nào? Bạn có thể hình dung ra hoạt động của nhà quay phim theo những phác hoạ sơ lược nhất như sau:
* Trước hết phải chọn ống kính quang học thích hợp vì những ống kính quang học khác nhau có những chức năng tạo hình khác nhau.
* Lựa chọn hình thức chuyển động khác nhau của ống kính như: zoom ra, zoom vào, lia, dùng cần cẩu di chuyển máy quay trên không trung, hoặc tổng hợp các phương pháp.
* Lựa chọn những góc quay khác nhau như quay chính diện, quay nửa mặt, góc máy hất lên hoặc chúc xuống.
* Lựa chọn những cỡ hình khác nhau như toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh hoặc đặc tả...
Sự chuyển động của máy quay là một yếu tố tạo hình quan trọng khiến điện ảnh trở thành một bộ môn nghệ thuật độc lập với sân khấu. Càng ngày các nhà quay phim càng sáng tạo nhiều cách thức chuyển động máy quay khác nhau, đôi khi tạo nên những phong cách độc đáo, gây những hiệu quả thẩm mĩ đáng nể.

CÁCH QUAY PHÓNG SỰ







1.Quan niệm về phóng sự
Phóng sự truyền hình là thể loại tác phẩm phản ánh sự kiện dưới góc nhìn của câu chuyện. Mỗi phóng viên có cách kể câu chuyện khác nhau, chọn góc độ khác nhau để phản ánh. Phóng sự luôn đi vào những góc nhìn từ cuộc sống mang tính thời sự. Phóng sự truyền hình được phối hợp giữa biên tập và quay phim để có hình ảnh chân thật và góc nhìn phù hợp. Tùy vào thời lượng chương trình và tầm quan trọng của sự kiện, vấn đề mà phóng viên quyết định kể câu chuyện dài ngắn khác nhau. Phóng sự phát trong chương trình thời sự rất ngắn, một số đài nước ngoài thời lượng là 1:30″, ở Việt Nam khoảng 2:30″ ~ 5:00.
Phóng sự luôn bám sát những vấn đề mang tính thời sự trong cộng đồng, đề tài phóng sự luôn được khán giả quan tâm bởi trong câu chuyện phóng viên làm rõ nhiều khía cạnh của sự kiện, vấn đề nhờ đó khán giả hiểu sâu hơn những điều mình đang quan tâm.
Phóng viên làm tin hay làm phóng sự đều phải bám sát sự kiện để thông tin kịp thời, nhưng làm tin thì quan tâm từng thời điểm để phản ánh, còng làm phóng sự thì phóng viên phải nhìn sự kiện trong quá trình phát triển.
Trong cuộc sống hàng ngày diễn ra rất nhiều sự kiện, vấn đề thậm chí có những vấn đề nóng trong dư luận. Nhưng lựa chọn góc độ nào cho đề tài của phóng sự là cả một “nghệ thuật” của nghề báo.

2. Một số kỹ năng quay phóng sự
Việc ghi hình ảnh cho phóng sự đòi hỏi quay phim phải hiểu ý đồ biên tập, biết góc độ của câu chuyện để có hình ảnh tốt.
+ Lựa chọn thiết bị ghi hình: Tùy vào hoàn cảnh, yêu cầu của phóng sự để người quay phim lựa chọn thiết bị phù hợp.
Nếu là phóng sự điều tra, không cho phép quay bằng máy chuyên nghiệp thì có thể sử dụng các thiết bị ghi hình khác để có hình ảnh.
Sử dụng thiết bị ghi âm thanh để hỗ trợ thông tin trong trường hợp máy quay không đến gần được sự kiện. Trong trường hợp này quay phim ghi hình từ xa và biên tập dùng thiết bị ghi âm thanh đến gần sự kiện để có tiếng động.
Có một số đề tài thời sự đòi hỏi quay phim phải luôn vác máy trên vai sẵn sàng ghi hình trong mọi tình huống không nên chờ “đạo diễn”.
Việc ghi hình ở những địa điểm xa xôi như đi vùng núi, vùng biển.. thì quay phim phải lựa chọn thiết bị phù hợp, mang theo pin dự trữ, băng ghi hình, thẻ nhớ, ô che mưa…
+ Lựa chọn không gian ghi hình:
Phóng sự có thể ghi hình ở nhiều không gian khác nhau, mỗi không gian, mỗi cụm cảnh đều mang một giá trị thông tin. Tuy nhiên nơi nào sẽ quay “kỹ” nơi nào sẽ chỉ cần ít cảnh thì quay phim và biên tập cần chia sẻ để có những cảnh quay giá trị.
Biết kết hợp các không gian tạo ra hình ảnh năng động hơn cho câu chuyện.
+ Phát hiện chi tiết hình ảnh “đắt”
Hình ảnh phóng sự phụ thuộc vào góc độ nhìn câu chuyện của phóng viên, mỗi góc nhìn sẽ cho người quay phim tìm ra những chi tiết “đắt”.
Ví dụ, một phóng sự ngắn về vệ sinh an toàn thực phẩm của nhóm sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện đã quay được cảnh người ta rửa lòng bò bằng cách nhúng xuống vũng nước đen ngòm ven đường rồi dùng chân đeo ủng đạp cho trắng sách bò. Những chi tiết hình ảnh đắt này sau đó đã được VTV phát sóng nhiều lần trong mục hình ảnh và bình luận.
Hình ảnh trong phóng sự truyền hình rất quan trọng, do đó việc ghi hình đòi hỏi phải có kỹ năng chuyên nghiệp để đạt được 2 góc đô: góc độ thông tin và góc độ nghệ thuật, kỹ thuật hình ảnh.
Luôn chúy ý để có hình ảnh chuyển không gian khi dựng phóng sự.

3. Quay phỏng vấn cho phóng sự
+ Lựa chọn bối cảnh cho phỏng vấn: nhân vật cần trả lời trong bối cảnh phù hợp với câu chuyện đang diễn ra.
Hướng nhìn của nhân vật và cỡ cảnh cũng cần năng động, không nên bắt khuôn hình phỏng vấn quá giống nhau.
Luôn phải kiểm tra âm thanh trước khi ghi phỏng vấn, tránh trường hợp mất tiếng hoặc bị tiếng ồn.
Khoảng cách giữa ống kính và nhân vật cần tính toán cho hợp lý. Nếu ống kính sát nhân vật để thu tiếng (máy quay không có micro nối ngoài) thì gương mặt có thể bị ảnh hưởng.
Sưu tầm

KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA NGƯỜI DỰNG PHIM



Có thể nói để tạo nên một bộ phim hoàn chỉnh cần có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, nhiều con người, bên cạnh những diễn viên, những đạo diễn, những quay phim thì còn có những người khác đứng sau tạo nên thể hoàn chỉnh mà ít người biết đến, như công việc của một người dựng phim cũng vậy



Đây là một số trong những yếu tố quan trọng nhất trong mô tả công việc của một người dựng phim (biên tập phim):
- Đọc kịch bản quay và làm việc với đạo diễn để hiểu tầm nhìn của đạo diễn cho bộ phim.
- Tham gia các buổi ghi hình để hiểu rõ hơn về từng đoạn, từng cảnh quay và lưu ý trong đầu mình xem đạo diễn đã chọn những cảnh quay nào, hình thành trong đầu mình về bố cục của phim.
- Sau khi đã capture, hãy xem ký từng cảnh quay, từng footage cần thiết cho bộ phim, lựa chọn những cảnh tốt nhất đáp ứng yêu cầu của kịch bản và của đạo diễn. Ở giai đoạn này, Các biên tập viên đang tìm kiếm sự kết hợp tốt nhất của nhiếp ảnh, nhất quán, hiệu suất và thời gian.
- Gọt rũa các phân đoạn của các cảnh quay với độ dài cần thiết cho bộ phim và tập hợp chúng thành các trình tự tốt nhất để kể câu chuyện.
- Làm việc với người biên tập hiệu ứng âm thanh, người biên tập âm thanh và người biên tập âm nhạc về âm thanh, âm nhạc, các bài hát mà sẽ được thêm vào phim.
- Chèn âm nhạc, đối thoại và hiệu ứng âm thanh vào phim
- Xem lại phim, chỉnh sửa và hoàn thành một bản dựng thô, cho các đạo diễn và nhà sản xuất xem (Việc hoàn thành bản thô đầu tiên có thể mất đến ba tháng đối với một bộ phim 90 phút).
- Chỉnh sửa theo yêu cầu của đạo diễn và nhà sản xuất, hoàn thành bản phim để phát hành cho các nhà sản xuất phim. (Việc này có thể mất một tháng hoàn tất đối với 1 phim dài 90 phút).
Những kỹ năng cần có của một người dựng phim
Một biên tập phim cần phải có cả hai kỹ năng: kỹ thuật làm phim và nghệ thuật làm phim.
Nếu bạn không thích làm việc liên tục nhiều giờ, có tính vội vàng hoặc thích làm việc một mình thì công việc của một biên tập phim không phải dành cho bạn. Đồng thời, nếu bạn không thể làm việc tốt với những người khác, đang tìm kiếm nghệ thuật ca ngợi cá nhân hoặc không sẵn sàng để theo kịp với thay đổi công nghệ, bạn sẽ được hạnh phúc hơn trong một công việc khác hơn là một biên tập phim.
Nhưng nếu bạn thích công việc cụ thể và một phần của một ekip sản xuất lớn trong ngành công nghiệp phim ảnh, biên tập phim có thể là nghề nghiệp cho bạn. Nếu bạn đang quan tâm trở thành một người biên tập phim, đây là một số kỹ năng dựng phim (biên tập phim) bạn sẽ cần:
- Có kiến thức về các ngành công nghiệp điện ảnh và sản xuất phim
- Có kiến thức về các thiết bị chỉnh sửa (các phần mềm dựng phim) và sẵn sàng để theo kịp với những thay đổi trong công nghệ.
- Có kiến thức tốt về nhiếp ảnh, các hiệu ứng hình ảnh đặc biệt và các hiệu ứng âm thanh.
- Có khả năng làm việc độc, một mình vào những công việc chi tiết.
- Biết cách kết hợp các cảnh phim lại với nhau theo trình tự, logic hoặc kết hợp chúng với các đoạn phim có sẵn (các footage)
- Phải có kỹ năng giao tiếp để làm việc tốt với các đạo diễn, quay phim, biên tập viên âm thanh, biên tập viên hiệu ứng đặc biệt và nhà sản xuất âm nhạc.
- Phải linh hoạt để đối phó với sự trì hoãn sản xuất, các vấn đề đột xuất, các vấn đề cá nhân khác nhau
- Có khả năng giữ bình tĩnh và tự tin trong môi trường căng thẳng cao hoặc các tình huống khủng hoảng
- Sẵn sàng làm việc nhiều giờ.
- Một cam kết làm việc chất lượng cao và để tiếp tục nâng cao kỹ năng và kiến thức của bạn.
- Có đạo đức nghề nghiệp và có một quan điểm nghệ thuật riêng.


CÁC BƯỚC HOÀN THÀNH PHIM ĐÁM CƯỚI



Bạn muốn tự mình thực hiện một phim đám cưới nhưng bạn tự hỏi qui trình thực hiện có khó không mà nó gồm những bước nào? Hôm nay chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn ngay tức thì nhé ! Để dựng một phim hoàn chỉnh thì bạn cần cần có những thứ sau:
- Một máy tính cấu hình mạnh, điều này là tất nhiên vì mọi xử lý mình đều thực hiện trên nó đấy.
- Phần mềm dựng phim chuyên nghiệp, có rất nhiều phần mềm dựng phim và bạn có thể chọn phần mềm nào bạn thích. 


Khi có những yếu tố cần thiết, chúng ta sẽ bắt tay vào dựng phim nào.
Như chúng ta đã biết, ngày cưới là một quá trình theo thứ tự. để dựng được một bộ phim đám cưới, bạn phải biết nó gồm những hoạt động gì và sắp xếp ra sao:
- Lễ ăn hỏi: lễ này gồm những hoạt động theo qui trình từ chuẩn bị mâm quả - lên xe sang nhà gái – hai họ gặp mặt trao lễ và phát biểu – cô dâu chú rễ ra chào khách.
- Lễ thành hôn: bắt đầu từ những cảnh quay chuẩn bị ở nhà trai – đoàn nhà trai ra xe để đến nhà gái – đến nhà gái, cánh xin dâu vào trước tiếp theo là cả phái đoàn nhà trai vào – hai họ gặp mặt và phát biểu – chú rễ đón cô dâu xuống chào hai họ - làm lễ gia tiên – nhà trai đón cô dâu về - làm lễ tại nhà trai.
- Tiệc nhà hàng: cảnh cô dâu chú rể đón khách – làm lễ trên sân khấu ( trao nhẫn, rót rượu, cắt bánh) – mời rượu quan khách – xong tiệc và tiễn khách ra về.
Các bước dựng phim đám cưới cũng theo trình tự như trên:
- Trước hết, chúng ta tiến hành cắt cúp, lồng nhạc và bắn chữ.
- Bắt đầu với lễ ăn hỏi, thường mỗi phim cưới khoảng 1 tiếng 30 phút, ta có thể chia đều cho 3 phần, khoảng 30 phút mỗi phần. Chúng ta tiến hành cắt ghép cho phù hợp, chèn nhạc cho phần phim thêm sinh động… tùy phong cách của từng người.
- Tiếp tục với lễ thành hôn và tiệc nhà hàng tương tự như lễ ăn hỏi. nên nhớ thêm là dựng phim có quy tắc là trung cận nên chuyển cảnh ở những đoạn cảnh cùng cỡ, tránh những đoạn nối chưa phù hợp về không gian, thời gian. Đây là qui trình cơ bản của một lễ cưới, người dựng phim phải tuân theo qui trình đó. Ngoài việc thu tiếng trực tiếp từ lễ, sẽ có một số cảnh quay đòi hỏi chèn nhạc vào. Để cho phim hoàn chỉnh hơn, thường thì các chuyên viên dựng phim sẽ làm một đầu băng để làm bộ phim hay hơn với khúc mở đầu nhẹ nhàng.
Sưu tầm Internet

8 ĐIỀU LƯU Ý KHI LÀM PHIM NGẮN ĐẦU TAY

Bạn đang muốn tham gia cuộc thi phim ngắn nhưng hơi e ngại vì thiếu kinh nghiệm? Bạn đã tập hợp được ê-kíp sẵn sàng bước chân vào lĩnh vực điện ảnh với mình? NHÓM LÀM PHIM TRẺ chia sẻ ngay với bạn, những đạo diễn trẻ, một vài lưu ý khi làm phim ngắn đầu tay.




1. HÃY LÀ THUYỀN TRƯỞNG ĐÚNG NGHĨA
Là đạo diễn, bạn cần hiểu rõ dự án như một nhà sản xuất, tìm hiểu kỹ từ kịch bản, lịch sản xuất, lịch quay, tập hợp nhóm làm phim, hợp đồng, các vấn đề pháp lý, ngân sách, hạn chế…
Tuy đạo diễn là thuyền trưởng lèo lái con thuyền nhưng bạn không thể xem nhóm làm phim như cấp dưới. Bạn phải thật sự tôn trọng họ. Khi ra phim trường, bạn không nên để mọi người chờ đợi quá lâu.
Hãy nói cụ thể, ngắn gọn, rành mạch và khoa học về suy nghĩ, mong muốn của bạn cho mọi người.

2. Ê-KÍP CỦA BẠN LÀ AI?
Đó có phải là những người bạn tin tưởng? Nếu đó là mối quan hệ do người khác giới thiệu, để phối hợp hiệu quả, bạn phải nói chuyện, trao đổi với nhau nhiều về phim ảnh và cuộc sống cũng như thử thách để biết điểm mạnh và yếu của người bạn này.

3. TẠO ĐIỀU KIỆN TỐT NHẤT CHO DIỄN VIÊN
Tránh làm diễn viên thiếu thoải mái hay bị giảm giá trị tài năng trong mắt mọi người. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến diễn viên phụ.
Nếu tuyển lựa quá sơ sài, họ có thể phá hỏng bộ phim vì đây chính là người giao lưu, tương tác trực tiếp với diễn viên chính. Họ là màu sắc để vẽ nên bức tranh có diễn viên chính.

4. TRUYỀN CẢM HỨNG
Nếu không thực sự vui mừng khi được làm phim, có lẽ bạn nên tìm công việc khác vào lúc này. Khi bước vào phim trường, bạn là người mang đến không khí hào hứng, truyền năng lượng và cảm xúc trực tiếp cho cả đoàn phim. Điều này giúp ê-kíp dễ dàng hợp tác và hăng say sáng tạo. Không ai muốn làm việc với một đạo diễn thiếu sinh khí, lúc nào cũng căng thẳng, nổi điên lên hay rầu rĩ, buồn tủi, mặt cúi gằm xuống đất đâu. Hãy quẳng tất cả nỗi lo đi và vui vẻ quay thôi!

5. BẠN PHẢI CÓ MỘT QUYỂN SỔ GHI CHÚ THẬT NHỎ VÀ MỘT QUYỂN GHI CHÚ KHÁ LỚN
Loại nhỏ dùng để ghi 10 công việc chính phải làm và loại lớn liệt kê 100 công việc lặt vặt, chi tiết khác bạn cần phải làm mỗi ngày cho phim. Điều này hữu ích vô cùng, đặc biệt là với những tâm hồn nghệ sỹ mải đuổi theo những ý đồ nghệ thuật.

6. KHÔNG VÌ ÁP LỰC MÀ TẮT ĐIỆN THOẠI GIAI ĐOẠN TIỀN KỲ
Dù sao đi nữa, bạn phải đối diện với những cuộc điện thoại đầy áp lực trong giai đoạn này thôi. Bạn phải cho mọi người biết là bạn vẫn luôn ở đó và sẵn sàng lao vào quay bộ phim ngay bất cứ lúc nào.

7. HÃY LINH HOẠT
Phim ra rạp ít nhất cũng là phiên bản thứ ba, khác định dạng kịch bản, quá trình quay và cuối cùng ở giai đoạn hậu kỳ. Dĩ nhiên sẽ có một số phong cách nghệ thuật mà bạn sống chết để giữ, còn lại tất cả đều có thể linh hoạt chỉnh sửa.

8. GHI CHÚ Ý ĐỒ NGHỆ THUẬT VỚI NHÓM
Bạn phải ngồi lại làm việc với trợ lý đạo diễn, nhà sản xuất và đạo diễn hình ảnh, trao đổi tất tần tật về những thứ bạn mong muốn ở buổi quay.
Điều này giúp bạn bình tĩnh và quản lý được công việc ngoài phim trường.


PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH











1. Khái niệm
Phóng sự truyền hình là một thể loại mạnh của báo hình, có khả năng phản ánh hiện thực chân thật qua lăng kính cá nhân, vừa khách quan vừa giàu cảm xúc. Phóng sự có thể phản ánh sự kiện ở mức độ toàn diện, sâu rộng, có phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp.
PS truyền hình chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ đặc biệt, là sự kết hợp của hình ảnh, âm thanh lời bình, âm thanh hiện trường và những thông tin trình bày trên màn hình.

2. Đặc trưng thể loại:
Về mặt thể loại , phóng sự truyền hình thuộc nhóm thể loại ký báo chí (phóng sự, ghi nhanh, ký chân dung, ký chính luận, nhật ký phóng viên…- còn được gọi là thể loại chính luận nghệ thuật). Trong đó, dấu ấn của cái tôi trần thuật và tính thẩm mỹ là hai đặc điểm lớn của nhóm thể loại này.

3. Đặc trưng loại hình:

Phóng sự truyền hình còn có những đặc điểm riêng góp phần tạo nên thế mạnh của nó. Đó là ngôn ngữ hình ảnh- âm thanh, thủ pháp montage ( Dựng hình ), phỏng vấn và phóng viên trước ống kính.
Phóng sự truyền hình cũng mang đầy đủ các đặc trưng của loại hình truyền hình. Đó là những đặc điểm riêng biệt xuất phát chủ yếu từ ngôn ngữ mà nó sử dụng và các tính năng kỹ thuật.

a, Đặc trưng về ngôn ngữ

Truyền hình về thực chất có một ngôn ngữ khác biệt và đang là thế mạnh. Ngôn ngữ ấy tạo cho nó sự phát triển vượt trội trong vài chục năm qua, đó là ngôn ngữ “hình ảnh động”- được xem là chính văn của truyền hình.
Khán giả truyền hình tiếp nhận tác phẩm bằng thị giác và thính giác , trong đó thị giác chiếm ưu thế chủ đạo. Chính vì có ngôn ngữ “hình ảnh động” nên khán giả có thể theo dõi các chuyển động, hành động một cách liên tục, từ đó truyền hình có ưu thế về sức thuyết phục hơn hẳn các loại hình báo chí ra đời trước đó.
“Hình ảnh động” còn tạo ra sức thuyết phục, sự tin tưởng từ phía người xem, do vậy đã đem lại hiệu quả về cảm xúc rất cao.

b, Truyền hình còn mang đặc trưng kỹ thuật

Truyền hình có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác. Với truyền hình, sự kiện được phản ánh ngay lập tức, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi, cập nhật của các sự kiện. Đây là ưu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác.
Nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại, truyền hình có khả năng ghi và phát đồng thời cả hình ảnh và âm thanh.
Do “hình ảnh động” và âm thanh có thể tác động trực tiếp và dễ hiểu nên tác phẩm truyền hình dễ dàng đến được với nhiều người, nhiều tầng lớp… Truyền hình cũng đến được với lượng khán giả lớn gấp nhiều lần báo in do khả năng phủ sóng rộng.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH



1. Tác nghiệp tại hiện trường (thu thập thông tin – kể chuyện bằng hình ảnh)
1. 1. Công việc của phóng viên biên tập (thu thập thông tin và kiểm chứng thông tin):
a, Quan sát:
- PV quan sát sự kiện diễn ra tại hiện trường.
- Chú ý các chi tiết liên quan đến sự kiện/ vấn đề.
- Chú ý thái độ, cử chỉ hành động, giọng điệu của các nhân vật liên quan hay các nhân chứng để xác định quy mô, mức độ, trạng thái của sự kiện, vấn đề.
b, Ghi chép:
Đây là phần bổ sung không thể thiếu ngoài các thông tin ghi được bằng camera và micro. Đôi khi cũng có những trường hợp mà phóng viên không được phép thu âm hoặc quay phim thì ghi chép là công việc quan trọng.
c, Tìm những người trực tiếp tham gia sự kiện để thu thập thông tin và phỏng vấn:
- Phải tìm được những người liên quan (càng nhiều càng tốt) đến sự kiện.
- Nếu tìm được người tham gia trực tiếp vào sự kiện đó thì càng tốt.
- Khi thấy cần thiết, phải tìm những người có thẩm quyền phát biểu về sự kiện đó.
- Tìm hiểu thông tin liên quan qua tài liệu (văn bản nhà nước, sách báo, internet…)
d, Xác định độ tin cậy của nhân chứng và người cung cấp tin:
- Một vài sự kiện luôn thu hút một số người tò mò. Không ít người sẵn sàng kể những chi tiết mà họ không hề nhìn thấy. Đây chính là những cái bẫy đối với phóng viên. Chính vì vậy phải nhanh chóng phân loại nhân chứng và người cung cấp tin để không bị sai lầm khi thu thập thông tin và không để vuột mất những nhân chứng đích thực.
- Cần có vài câu hỏi trước và trong khi chuẩn bị micro có thể đủ để phân loại nhân chứng và đối tựơng phỏng vấn.
e. Kiểm chứng thông tin:
- Các đồng nghiệp:
Trò chuyện với những đồng nghiệp của các cơ quan báo chí khác để kiểm tra thông tin. Kết hợp với các phóng viên báo khác khi cần.
- Báo chí địa phương:
Phóng viên địa phương là một nguồn thông tin quan trọng. Rất nhiều khi tác phẩm sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp sức của các phóng viên điạ phương.
- Các chuyên gia:
Đây là những người có thể cung cấp thông tin phân tích hữu ích.
- Các nguồn tin chủ quan:
Đó chính là góc nhìn qua quan sát thực tế, vốn sống kiến thức nền để đi đến nhận định, cảm nhận, phán đoán của phóng viên:
Không nên coi nhẹ cảm nghĩ ban đầu, phóng viên có quyền và nên có ý kiến riêng.
1.2. Công việc của phóng viên quay phim (Kể chuyện bằng hình ảnh):
a, Kể lại câu chuyện bằng hình ảnh :
- Làm kịch bản phân cảnh.
- PV quay phim phải quay đủ hình ảnh phục vụ cho góc độ của phóng sự. chuẩn bị những cảnh để mở đầu và kết thúc cũng như chuyển cảnh trong phóng sự.
- Trong khi làm việc thì phóng viên quay phim và biên tập luôn phải thông tin cho nhau về những hình ảnh đã ghi được, về những thông tin mới cập nhật để biết là hình ảnh quay đã đủ chưa, phỏng vấn còn thiếu không.
b, Tôn trọng ngữ pháp hình:
- Sử dụng thành thạo và phù hợp khi chọn các góc quay, các động tác máy, trục hình ảnh.
- Tất cả các động tác máy chỉ áp dụng khi quay một cảnh dài. Nên tránh động tác máy khi làm phóng sự truyền hình có thời lượng ngắn (từ 3-5 phút).
2. Dựng phóng sự (công việc hậu kỳ)
2.1. Công việc của Phóng viên biên tập
a. Xem băng nháp
- Chọn trước các cảnh quay ưng ý, các đoạn phỏng vấn nhân vật, dự kiến trước đoạn phỏng vấn cần trích dẫn vào PS
- Xác định chắc chắn thời lượng tác phẩm hoàn chỉnh
b. Làm kịch bản dựng
- Để có được kịch bản này, PV Biên tập phải xem băng trước, ghi chú cụ thể từng cảnh quay để kỹ thuật dựng làm việc căn cứ vào kịch bản.
- Kịch bản là căn cứ để ê kíp PV biên tập phối hợp làm việc với kỹ thuật dựng phim.
- Kỹ thuật dựng hiểu được ý đồ thể hiện tác phẩm của PV biên tập và PV quay phim.
- Lãnh đạo duyệt nội dung và hình thức của tác phẩm thông qua kịch bản dựng.
c, Viết lời dẫn và lời bình:
- Lời dẫn:
Thông thường trong cả tin và phóng sự, nội dung của phần dẫn thường trả lời 4 câu hỏi chính: ai? cái gì? ở đâu? bao giờ?
Yêu cầu đối với lời dẫn là cô đọng, có sức hút, gợi sự tò mò, liên tưởng có điểm nhấn.
o Dẫn theo lối kể chuyện: Giới thiệu câu chuyện bằng một mệnh đề bao quát tình hình chung, hay tóm tắt vài điểm chính của sự kiện, một điều gì gây sự chú ý của người xem, sau đó đi vào chi tiết.
o Dẫn theo lối gợi mở: Đó là lời dẫn ít cụ thể, không đưa ra tin chính, không để lộ nhiều câu chuyện mà chỉ chuyển tải những điều gợi mở để thu hút sự chú ý, tò mò, tạo sự mong đợi cho khán giả.
- Lời bình cho phần hình ảnh:
o Nội dung của phần này thường trả lời 2 câu hỏi: như thế nào? tại sao?
o Ngôn ngữ cần ngắn gọn, súc tích, gợi sự liên tưởng, nói lên được những chi tiết mà hình ảnh không thể diễn đạt được.
o Tạo được bối cảnh cho người xem.
o Kết nối các phỏng vấn.
o Kết thúc PS một cách ấn tượng.
2.2. Công việc của người dựng phim
- Phối hợp tốt với PV biên tập trong việc thể hiện ý đồ tác giả (nội dung) và thể hiện sự sáng tạo của tác phẩm (hình thức).
- Chọn lọc tiếng động hiện trường, chọn nhạc, các hiệu ứng kỹ xảo truyền hình (lưu ý hạn chế sử dụng trong PS ngắn).
- Tôn trọng nguyên tắc “câu ngữ pháp” của hình ảnh để làm cho các cảnh quay rời rạc trở thành một chuỗi hình ảnh có ý nghĩa.
- Thông qua kỹ thuật dựng, khắc phục những lỗi sai của quay phim để sử dụng tối đa các cảnh đã quay.
3. Sự phối hợp giữa các thành viên trong ê kíp
3.1. Phối hợp với ban biên tập:
- Phóng viên biên tập và quay phim phải thường xuyên giữ liên lạc với ban biên tập, nhất là trong những sự kiện quan trọng.
- Phóng viên biên tập, quay phim và ban biên tập phải thảo luận đưa ra hướng thống nhất cho từng ps và cả chương trình.
- Bất cứ sự thay đổi nào về đề tài, góc tiếp cận, hình ảnh…phải được sự thông qua của ban biên tập.
3.2. Phối hợp giữa biên tập và quay phim:
- Phối hợp bằng kịch bản phân cảnh
- Phối hợp trong những tình huống đột xuất: phóng viên quay phim phải luôn giữ liên lạc với phóng viên biên tập thông báo nội dung đã quay; biên tập thông báo nếu chủ đề, góc tiếp cận thay đổi, đảm bảo tính logic về hình ảnh trong câu chuyện.
3.3. Phối hợp giữa biên tập và dựng phim.

BẠN CÓ PHÙ HỢP VỚI NGHỀ QUAY PHIM


Bạn vẫn còn băn khăn? Bạn không biết mình có tố chất để trở thành một nhà quay phim hay không? Bạn e ngại không biết mình có thể làm tốt công việc này không? Vậy bạn hãy đến với Hàng ghế số 6, nơi bạn có thể tìm hiểu về những phẩm chất cần có của nhà quay phim.
Nếu bạn thực sự yêu thích nghề quay phim, bạn đã có được hành trang đầu tiên bước vào nghề. Nhưng như mọi nghề nghiệp khác, sự ham thích vẫn chưa đủ. Bạn phải có một số tố chất nhất định.



1. Trước tiên là sự nhạy cảm của một người nghệ sĩ. Bạn phải có thói quen quan sát, ghi nhận những sự vật đẹp đẽ giữa đời thường; và cảm nhận được từng sự thay đổi tinh tế nhất của sự vật.

Nhà quay phim luôn duy trì thói quen quan sát ở mọi nơi: cảm nhận sự thay đổi thời tiết, màu sắc của thiên nhiên, những tia sáng ấm của mặt trời cũng như ánh sáng lạnh của trăng...
Không những thế, tâm hồn nhà quay phim luôn rộng mở, đồng cảm với số phận của mọi người xung quanh. Sự nhạy cảm với nghệ thuật không có gì khác hơn là sự nhạy cảm với từng chi tiết của cuộc sống thường nhật.

Chỉ quan sát thôi chưa đủ. Bạn nên có một chiếc máy ảnh, dù chỉ là máy ảnh du lịch loại nhỏ, và luôn mang nó bên mình. Hãy dùng nó ghi lại mọi thứ mà bạn cảm thấy thú vị. Sau đó, hãy phân tích tất cả những bức ảnh mà bạn có. Suy nghĩ một cách nghiêm túc bạn sẽ làm lại nó như thế nào, như thế đã là tốt nhất hay chưa. Tóm lại là không ngừng rèn luyện khả năng tiếp xúc với những khoảnh khắc có ánh sáng, màu sắc, không gian hấp dẫn; truyền lại sự cảm nhận ấy cho mọi người.
Bạn có thể “rèn luyện” sự tinh tế của mình bằng cách học hỏi từ các bộ môn nghệ thuật khác như hội hoạ, sân khấu, văn học... Việc tiếp thu các ngành nghệ thuật đó sẽ làm cho tâm hồn nghệ sĩ của bạn luôn được nuôi dưỡng. Hơn nữa, trình độ thẩm mĩ cũng sẽ được nâng cao. Đây là một yếu tố rất quan trọng, vì bạn sẽ là tác giả của các tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm của bạn phải là sự chiêm ngưỡng của người khác.

2. Ngoài một bản năng, bạn còn phải có một ý chí học hỏi không ngừng.

 Nếu chỉ dựa vào năng khiếu và tự hài lòng với năng khiếu sẵn có thì bạn sẽ không bao giờ thành công. Bạn hãy học hỏi kiến thức từ mọi nguồn bạn có thể. Từ sách ư? Rất tốt! Từ báo chí và internet ư? Tuyệt vời! Từ bạn bè, thầy cô, người thân ư? Điều đó khá hiển nhiên... Và phải biết học hỏi từ chính mình. Có nghĩa là không ngừng phân tích những gì mình đang có, hiểu mình muốn gì và mình sẽ làm gì để đạt được mục đích đó.

Nhà quay phim không chỉ là một nghệ sĩ mà còn phải “làm việc” với các thiết bị máy móc từ tối tân đến “cũ kĩ”. Vậy nên bạn phải là người có hứng thú tìm tòi kĩ thuật, học tập cách sử dụng chúng và xử lí các lỗi thường gặp. Muốn vậy, bạn không thể là một người học quá kém các môn tự nhiên và khoa học. Hãy trang bị những kiến thức của môn học đó, nó rất hữu ích.
Năng khiếu và sự học tập nghiêm túc sẽ sớm đưa bạn đến thành công trong nghề quay phim. Nhưng bạn cũng lưu ý rằng, nếu bạn là nữ giới và nếu bạn không có đủ sức khoẻ, bạn sẽ gặp một số khó khăn vì làm phim là một công việc vất vả được duy trì với cường độ cao trong một thời gian liên tục. Bạn phải có đủ sức khoẻ để chiến thắng sự mệt mỏi, không để cho chúng trói buộc tâm hồn sáng tạo của bạn.

Hơn nữa, với một số cảnh quay bằng máy cầm tay, bạn sẽ phải mang trọng lượng hàng chục cân trên vai. Điều đó quả là không dễ dàng. Cũng chính bởi thế, nghề quay phim không phù hợp với phụ nữ.
Ở Việt Nam vẫn có những nhà quay phim nữ, nhưng số lượng đó không nhiều. Vì ngoài vấn đề sức khoẻ, một nhà quay phim nữ sẽ phải đối mặt với những khó khăn khác. Ví dụ như việc xa gia đình theo đoàn làm phim trong thời gian dài, như việc cộng tác và điều hành các bộ phận khác... Ngược lại, sự nhạy cảm của trái tim phụ nữ lại mang lại những khuôn hình rất tinh tế, dịu dàng, độc đáo. Dù sao, nếu là phái nữ, bạn cũng nên cân nhắc trước khi lựa chọn nghề quay phim.
Nguồn sưu tầm Internet.

7 KỸ THUẬT QUAY TAY CƠ BẢN BẰNG GIMBAL CỦA HOLLYWOOD




1. Tiến lùi (Push in or pull out)
Đưa máy gần vào tả đối tượng sẽ làm tăng cảm xúc, tăng tầm quan trọng của đối tượng đó (đưa gần = thêm ý nghĩa vào cho đối tượng.)
Lùi xa không chỉ đơn giản hé lộ ra không gian, khung cảnh rộng mà còn khiến ai đó trông có vẻ đơn độc, cô đơn.

2. Nâng hạ (Booming)
Nâng hoặc hạ máy tạo hiệu ứng hé lộ đối tượng mới, tăng tính bí mật, kích thích trí tò mò của khán giả, ví dụ quay từ chân rồi lên mặt hé lộ nhân vật mới, hoặc nhân vật trèo lên đỉnh núi thấy một thành phố bên dưới khi đó cho máy nâng lên (như thể nhân vật chồm lên) hé lộ cảnh thành phố. Góc máy nâng hạ chuyển tải nghĩa khám phá, phát hiện điều mới, bí mật, hé lộ...

3. Trượt xoay (The truck the dolly)
Di chuyển trượt xoay quanh đối tượng trong khi vẫn giữ vị trí đối tượng không thay đổi trong khung hình.

4. Theo hoặc dẫn (The follow the lead)
Kỹ thuật tiến lùi bên trên là máy di chuyển đến gần hoặc bỏ xa đối tượng, còn kỹ thuật theo dẫn là máy đi cùng đối tượng. Kỹ thuật dẫn là máy ở trước đối tượng và đối tượng tiến thì máy lùi, kỹ thuật theo là máy ở sau đối tượng, đối tượng tiến thì máy đuổi theo.

5. Xoay hướng vào (The orbit)
Đối tượng là mặt trời máy là trái đất, máy hướng vào đối tượng, lấy toàn hậu cảnh, góc máy liên tục thay đổi cho ra nhiều phối cảnh mới của khung cảnh, mang hiệu ứng sôi động, khuấy động, giàu năng lượng, thấy nhiều trong các video âm nhạc.

6. Xoay hướng ra (The rotate)

Là máy đặt ở một điểm nút nào đó cố định ghi lại các hoạt động và cảnh quang quanh nó (máy như là mặt trời tự xoay tại chỗ ghi lại quang cảnh vũ trụ xung quanh.)

7. Nghiêng (The tilt)

Bắt đầu bằng khung hình này và chúi nghiêng xuống ra khung hình khác, hé lộ mối quan hệ về mặt vị trí từ điểm A đến điểm B.
Trên đây là bảy kỹ thuật di chuyển máy quay cơ bản. Tuyệt vời hơn là ta có thể phối hợp chúng với nhau.
Nguồn: Internet

Author Name

sdasdasdasdsa

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.